Bị khó thở khi nằm ngủ – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bị khó thở khi nằm ngủ là một vấn đề sức khỏe gây ra nhiều lo lắng cho nhiều người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Tình trạng này không chỉ làm giảm sự nghỉ ngơi và phục hồi của cơ thể mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Nguyên nhân gây khó thở khi nằm ngủ rất đa dạng và tùy vào từng trường hợp khác nhau. Cùng tìm hiểu về vấn đề này cũng như cách điều trị hiện tượng khó thở khi ngủ qua bài viết sau đây

Những nguyên nhân của việc bị khó thở khi nằm ngủ

Nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khó thở khi nằm ngủ
Nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khó thở khi nằm ngủ

Nguyên nhân của khó thở có thể rất đa dạng. Có những yếu tố đơn giản và không nguy hiểm đến các vấn đề sức khỏe nhưng cũng có các trường hợp khá nghiêm trọng.

Những nguyên nhân gây khó thở không phải bệnh lý

Bị khó thở khi nằm ngủ không phải lúc nào cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Có những nguyên nhân đơn giản và không gây nguy hiểm có thể gây ra tình trạng này như sau:

  • Vận động mạnh: Ngay sau khi thực hiện các hoạt động thể chất mạnh, bạn có thể cảm thấy khó thở khi nằm xuống. Nguyên nhân là do quá trình vận động làm cơ thể mất nhiều sức, dẫn đến việc phải thở bằng miệng nhiều hơn. Điều này làm không khí vào phổi khô hơn và thiếu ẩm, gây co thắt phế quản và cản trở hô hấp. 
  • Tâm lý: Căng thẳng, lo âu và stress có thể gây ra khó thở khi nằm ngủ, kèm theo các triệu chứng khác như tim đập nhanh và đổ mồ hôi. Sự bất ổn tâm lý làm tăng cảm giác khó thở do cơ thể phản ứng với trạng thái căng thẳng nên dễ bị khó thở khi nằm ngủ.

Nguyên nhân bị khó thở khi nằm ngủ xuất phát từ bệnh lý

Khó thở khi nằm ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến có thể gây khó thở khi nằm ngủ:

  • Ngưng thở khi ngủ: Hội chứng ngưng thở khi ngủ thường gây ra hiện tượng khó thở và giật mình tỉnh dậy vào ban đêm. Nguyên nhân chính là do lưỡi, amidan hoặc hàm quá lớn, dẫn đến việc cản trở đường thở và làm giảm khả năng hô hấp. Ở người khỏe mạnh, hiện tượng ngưng thở khi ngủ không gây khó thở kéo dài khi nằm xuống.
  • Suy tim: Người mắc bệnh suy tim có thể thức giấc vào ban đêm với cảm giác khó thở đột ngột. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bị khó thở khi nằm ngủ này có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.
  • Bệnh hen suyễn: Bệnh hen suyễn gây ra cơn khó thở kịch phát vào ban đêm. Cơn hen khiến niêm mạc đường hô hấp bị phù nề và tăng tiết đờm, gây ra hiện tượng thở dồn dập, tức ngực và khó thở.
  • Phù phổi: Bệnh nhân bị phù phổi thường bị khó thở khi nằm ngủ do sự tích tụ quá mức dịch trong phổi. Dư thừa chất lỏng ở túi khí của phổi gây ra cảm giác khó chịu và khó thở nghiêm trọng.
  • Béo phì: Mô mỡ dư thừa quanh vùng cổ có thể làm tắc nghẽn đường thở khi nằm ngửa. 

Ngoài các bệnh lý trên, một số tình trạng như nhược cơ, suy dinh dưỡng, áp lực nội sọ tăng, viêm màng não, tai biến mạch máu não và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cũng có thể gây khó thở khi nằm ngủ.

Các phương pháp để khắc phục tình trạng bị khó thở khi nằm ngủ

Những giải pháp dưới đây được nhiều người áp dụng để cải thiện tình trạng khó thở và đảm bảo giấc ngủ ngon hơn. Mặc dù vậy, trong mọi trường hợp nên có sự tư vấn hoặc chỉ định của bác sĩ trước khi bạn thực hiện. 

Những phương pháp dễ dàng thực hiện tại nhà

Những phương pháp để giảm trình trạng bị khó thở khi nằm ngủ
Những phương pháp để giảm trình trạng bị khó thở khi nằm ngủ

Khi gặp tình trạng bị khó thở khi nằm ngủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ tại nhà để giảm thiểu khó chịu:

  • Ngồi dậy và hít thở sâu để điều hòa hơi thở. Tuy nhiên, những người mắc các bệnh lý nghiêm trọng như suy tim hay phù phổi, cần có hướng dẫn cụ thể hơn từ bác sĩ khi thực hiện hoạt động này.
  • Giảm cân nếu nguyên nhân là do thừa cân hoặc béo phì.
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe tổng thể và giấc ngủ.
  • Dành thời gian tập luyện hít thở sâu và thở đều mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh hút thuốc lá và hạn chế bia rượu, đồng thời duy trì nghỉ ngơi hợp lý.

Cân lưu lý, đối với các hoạt động có tính chất vận động, bạn nên đánh giá phản ứng của cơ thể mình để có tần suất và mức độ hoạt động phù hợp nhất.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Những biện pháp tại nhà ở trên có thể phần nào giúp cải thiện tình trạng bị khó thở khi nằm ngủ và chất lượng giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó thở khi nằm tiếp tục xảy ra, bạn không nên chủ quan mà nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc này để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. 

Sau khi nghe các thông tin về triệu chứng, bệnh lý hiện có và các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trước khi quyết định phương án điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây khó thở, bao gồm chụp X-quang ngực, siêu âm tim, điện tâm đồ.

Sau khi nhận được kết quả từ các kiểm tra, bác sĩ sẽ dựa vào đó kết hợp với quá trình thăm khám lâm sàng để xác định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Việc điều trị tình trạng khó thở khi nằm phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân cụ thể ở từng cá nhân. Những biện pháp điều trị phổ biến sẽ tập trung vào việc giảm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, cải thiện cấu trúc phế quản và phổi, cũng như ngăn chặn quá trình xơ hóa. Người bệnh cần kiên trì thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất

Khám và điều trị hiện tượng bị khó thở khi nằm ngủ tại Quang Hiền

Đến phòng khám Quang Hiền để được tư vấn về tình trạng bị khó thở khi nằm ngủ tại 
Đến Quang Hiền để được tư vấn về tình trạng bị khó thở khi nằm ngủ tại

Tại phòng khám Quang Hiền, với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa với hơn 10 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý tai mũi họng sẽ giúp bạn chẩn đoán tình trạng bị khó thở khi nằm ngủ và đưa ra các giải pháp điều trị một cách triệt để nhất. 

Với những người có các vấn đề khác về tai mũi họng, đây cũng là một địa chỉ mà bệnh nhân có thể tin tưởng. Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám Quang Hiền có chuyên môn sâu rộng và đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật thành công ở những bệnh viện lớn bao gồm:

  • Phẫu thuật điều trị viêm xoang.
  • Phẫu thuật xoang sàng, xoang hàm, xoang bướm, xoang trán.
  • Cắt polyp mũi, lấy bệnh tích, điều trị nấm xoang.
  • Điều trị viêm xoang hàm do răng.
  • Cắt bỏ u hốc mũi, chỉnh hình vách ngăn.
  • Đốt cuốn mũi bằng coblator, cầm máu mũi nội soi.

Các cuộc phẫu thuật huật viêm xoang do các bác sĩ tại phòng khám thực hiện ở những bệnh viện lớn đạt được kết quả xuất sắc, mang lại sự hài lòng cho hàng ngàn bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ còn có khả năng phẫu thuật gần như tất cả các loại phẫu thuật trong chuyên ngành tai mũi họng. Những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng về các loại phẫu thuật tai, từ điều trị viêm tai giữa, chỉnh hình màng nhĩ, đến phẫu thuật tai xương chũm đã được đội ngũ nhân sự phòng khám tích lũy qua việc thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu tại các trường đại học chuyên ngành cũng như quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân tại những bệnh viện hàng đầu tại Huế và Đà Nẵng.

Hãy lắng nghe cơ thể của mình và đến với phòng khám Quang Hiền để được tư vấn, khám và điều trị chứng bị khó thở khi nằm ngủ khi gặp các hiện tượng sau đây:

  • Triệu chứng của ngưng thở khi ngủ: Khó ngủ, mệt mỏi vào ban ngày, ngủ ngáy, đau đầu hoặc đau họng khi thức dậy
  • Triệu chứng của của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bao gồm: Ho mãn tính, khó thở khi vận động, khò khè, thường xuyên bị nhiễm trùng vùng ngực, chẳng hạn như viêm phế quản
  • Triệu chứng bất thường khác: Đau ngực, đau nhói ở cánh tay cổ hoặc vai, Sốt, Thở gấp, nhịp tim nhanh, mạch yếu, chóng mặt khi đứng hoặc ngồi

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các tình trạng y khoa nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời.

Kết luận

Hiểu rõ nguyên nhân bị khó thở khi nằm ngủ là bước đầu tiên quan trọng trong việc tìm kiếm giải pháp điều trị hiệu quả. Với bài viết này, chúng ta vừa khám phá các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khó thở khi nằm ngủ và các phương pháp điều trị nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Việc nắm vững thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế phù hợp nhất.