Nội soi mũi cần lưu ý 4 điều này, bạn đã biết chưa?

Nội soi mũi là một phương pháp được ứng dụng nhằm mục đích chẩn đoán các bệnh lý tại vùng mũi. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng có thể đưa ra giải pháp kịp thời dành cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò quan trọng trong việc thăm khám vùng mũi, nhiều người vẫn có nhiều câu hỏi về quy trình này. Thế nên, trong bài viết hôm nay Quang Hiền muốn chia sẻ cho các bạn về những dấu hiệu, quy trình và các câu hỏi thường gặp về nội soi mũi nhé.

Nội soi mũi là gì?

Nội soi mũi là một thủ thuật chẩn đoán hình ảnh được các bác sĩ chuyên ngành ứng dụng rộng rãi ở những bệnh viện, và cơ sở y tế hiện nay. Nội soi mũi thường được chỉ định nhằm kiểm tra phía trong khoang mũi và các lỗ thông xoang của bệnh nhân.

Khi thực hiện nội soi mũi, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi dài, có camera cùng với đèn chiếu sáng đưa vào trong mũi. Đường ống nội soi ( đường kính 2,7 – 4mm), sẽ cho phép bác sĩ quan sát và theo dõi mọi ngóc ngách của hốc mũi, từ đó mà bác sĩ có thể tìm thấy những bệnh lý liên quan đến bộ phận này. Ngoài ra, hình ảnh nội soi mũi sẽ được hiển thị và lưu trữ trên màn hình tivi rõ ràng, hình thức này giúp bác sĩ nhanh chóng hơn trong quá trình chữa trị.

Dấu hiệu nào cho thấy cần nội soi mũi?nội soi mũi

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân cần nội soi mũi:

  • Bệnh nhân nghẹt mũi, chảy nước mũi liên tục và hắt hơi kéo dài
  • Bệnh nhân có máu mũi chảy nhiều với tần suất thường xuyên, đi kèm là không rõ nguyên nhân.
  • Nghi ngờ bị nhiễm trùng mũi, viêm xoang, hoặc viêm tai, mũi, họng.
  • Có biểu hiện nghe kém, ù tai, cùng với các tình trạng nhức đầu, mệt mỏi.
  • Nghi ngờ u tế bào thần kinh khứu giác, khiến bệnh nhân ngửi kém, không có khả năng ngửi được mùi.
  • Nghi ngờ do tắc nghẽn hốc mũi (vẹo vách ngăn, dị vật mũi, u hốc mũi, polyp mũi,…).
  • Dịch mũi có màu vàng, xanh, có mủ.
  • Nghi ngờ rò dịch não tuỷ.

Nhờ vào phương pháp nội soi mũi, và tay nghề của bác sĩ mà có thể kiểm tra những hiện tượng bất thường ở vị trí này. 

Bệnh lý nào thường được phát hiện khi nội soi mũi?

Hình ảnh khi nội soi mũi sẽ có thể giúp bác sĩ quan sát được các bất thường, và bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải, như:

  • Lệch vách ngăn ở mũi.
  • Polyp mũi.
  • Tổn thương mũi
  • Viêm hầu họng
  • Có khối u ở vùng mũi
  • Viêm ống vòi nhĩ (nối phần sau của mũi và tai giữa)
  • Viêm xoang mũi, hốc mũi, viêm mũi dị ứng,…

Bên cạnh phương pháp nội soi mũi, bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT hoặc X-quang vùng mũi. Để từ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng, vấn đề của người bệnh.

Đối tượng nào sẽ được chỉ định nội soi mũi?

nội soi mũi
Dấu hiệu cần nội soi mũi

Đâu là đối tượng sẽ được bác sĩ chỉ định nội soi mũi? Trong trường hợp, nếu như bệnh nhân nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, có sử dụng thuốc điều trị nhưng không khỏi, thì sẽ cần nội soi mũi để tìm ra nguyên nhân. Các trường hợp mũi bị chảy máu, chảy dịch kéo dài cũng cần thực hiện phương pháp này.

Trong khi thăm, khám, nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị viêm, nhiễm tai mũi họng, viêm xoang,… Thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định nội soi mũi, nhằm theo dõi và kiểm tra bên trong các lỗ thông xoang và khoang mũi.

Xem thêm: Nội soi tai mũi họng có đau không? Quy trình thực hiện nội soi tai mũi họng

Tóm tắt quy trình thực hiện nội soi mũi

Trước khi nội soi

Bạn sẽ cùng với bác sĩ trao đổi về quá trình nội soi và yêu cầu cần tuân thủ khi nội soi. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi thêm về tình trạng dị ứng thuốc, việc này nhằm hạn chế rủi ro bạn dị ứng với thuốc thông mũi, thuốc tê. 

Trong khi nội soi

Bạn sẽ cần ngồi thẳng lưng trong khi nội soi mũi. Sau đó, bác sĩ sẽ xịt hoặc bôi thuốc thông mũi, thuốc tê lên vị trí mũi của bạn. Tại một số nơi khám, thuốc tê có thể được bôi lên ống nội soi rồi mới tiến hành đưa vào bên trong mũi.

Khi thuốc tê đã ngấm, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào và quan sát, theo dõi cụ thể tình trạng của mũi như: Cấu trúc xoang mũi, niêm mạc mũi, lỗ thông xoan, dịch mủ, nhầy của mũi,…

Sau khi nội soi

Khi quá trình này kết thúc, bạn có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, bạn cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bạn sĩ (nếu có), để đảm bảo quá trình sau nội soi thành công tốt đẹp.

Lưu ý cần nắm khi thực hiện nội soi mũi

Quy trình nội soi mũi không quá khó khăn, tuy nhiên bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau đây khi thực hiện nội soi mũi:

  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ nghiêm ngặt.
  • Ngồi yên, thẳng lưng, không chuyển động đột ngột, điều này dễ gây chấn thương các mô bên trong.
  • Giữ tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, tránh căng thẳng, lo âu trước khi nội soi.
  • Đối với trẻ em, sẽ cần người bảo hộ đi cùng và lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ, để quá trình diễn ra thuận lợi.

Những câu hỏi thường gặp khi nội soi mũi

Nội soi mũi bao lâu?

Thời gian nội soi có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể. Thông thường, quá trình chuẩn bị và thực hiện có thể kéo dài từ 10-15 phút. Riêng quá trình nội soi mỗi bên mũi có thể mất từ 2-5 phút, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của từng trường hợp. 

Sau khi hoàn thành quá trình nội soi mũi, kết quả thông thường được bác sĩ thông báo ngay với bệnh nhân. Trong một số trường hợp phức tạp, bệnh nhân có thể cần thực hiện thêm một số chẩn đoán hình ảnh trước khi được bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.

Nội soi mũi có đau không?

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ bôi thuốc thông mũi, và thuốc tê lên vùng mũi nên quá trình nội soi sẽ không gây đau, nhưng sẽ có cảm giác châm chích nhẹ. Thế nhưng, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu nhẹ đối với những người có khoang mũi hẹp hoặc bị sưng niêm mạc vùng mũi. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu quá sức chịu đựng thì có thể nhắn nhủ bác sĩ, để bác sĩ có thể bôi thêm thuốc tê, hoặc đổi đầu ống nội soi.

Có rủi ro nào khi nội soi mũi không?

Nội soi mũi có độ an toàn cao, tuy nhiên quy trình này vẫn có thể xảy ra các tác dụng phụ hoặc biến chứng. Có thể kể đến như chảy máu, chấn thương niêm mạc, nguy cơ này xảy ra cao hơn ở những bệnh nhân vốn dĩ đã có nguy cơ chảy máu (dùng thuốc chống đông máu như coumadin, plavix, aspirin,…). 

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phản ứng bất lợi với thuốc tê, thuốc thông mũi trước khi tiến hành nội soi mũi. Đây cũng là lý do cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi nội soi về tình trạng sử dụng thuốc, cũng như các vấn đề về sức khỏe gần đây. Từ đó, bác sĩ có thể chỉ định, hướng dẫn chính xác hơn trong quá trình nội soi mũi.

Nội soi mũi có gây nhiễm trùng không?

Hầu như trường hợp bị nhiễm trùng sau khi nội soi mũi rất hiếm gặp, bạn có thể theo dõi biểu hiện sau khi nội soi mũi. Nếu có cảm giác như: sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc dấu hiệu nhiễm trùng, thì hãy quay trở lại nơi thăm, khám để nhận được hướng dẫn kịp thời.

Nội soi mũi giá bao nhiêu?

Nội soi mũi có thể được xem là một trong những kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh có chi phí thấp nhất. Thủ thuật này được thực hiện với mức giá khoảng trên dưới 100.000 VNĐ. (Bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp phòng khám để biết chi phí chính xác.)

“Lưu ý rằng đây chỉ là giá tham khảo tại thời điểm bài viết được cập nhật. Bệnh nhân cần liên hệ trực tiếp tại địa chỉ, số điện thoại của cơ sở, trung tâm y tế hoặc bệnh viện để có mức giá chính xác nhất”

Xem thêm: Phòng khám tai mũi họng ngoài giờ tại Đà Nẵng

Trên đây là bài viết về những dấu hiệu, đối tượng cần được nội soi mũi, và mong rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin để từ đó, bạn có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào cần được giải đáp về tình trạng bệnh, có thể liên hệ đến hotline của Quang Hiền bên dưới, hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ thăm khám:  K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN