Mũi bị chảy máu chỉ có thể từ 2 nguyên nhân chính này.

Mũi bị chảy máu, hay còn gọi là chảy máu cam có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Cùng với đó là nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến lành tính, cho đến những trường hợp nặng, nguy hiểm, có thể cần thiết nhập viện, điều trị ngoại khoa. Đây cũng là bệnh lý thường gặp nhất trong chuyên ngành tai, mũi, họng, thường bắt gặp ở trẻ 2-10 tuổi, người cao tuổi 50-80 tuổi. Vì vậy, hãy cùng bài viết này tìm ra nguyên nhân mũi bị chảy máu là gì. Đặc biệt, sẽ có cách xử trí khi bị chảy máu mũi dành cho bạn.

Mũi bị chảy máu là gì?

Mũi bị chảy máu hay còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng khi máu chảy ra từ một hoặc hai bên hốc mũi. Thông thường, máu chảy xuất phát từ một bên mũi, khi lượng máu chảy nhiều, khiến máu chảy sang mũi còn lại. Cũng có thể máu chảy ra ngoài từ lỗ trước, hoặc chảy ra phía sau xuống họng. Vì vậy, cần phân biệt máu chảy từ đường hô hấp, hay tiêu hoá và thoát qua đường mũi.

Phân loại chảy máu mũi

Mũi bị chảy máu có thể phân loại từ nguyên nhân gây nên, bao gồm:

Theo vị trí: Chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau

Theo nguyên nhân: Chảy máu mũi nguyên phát (không có nguyên nhân rõ ràng), thứ phát (có thể xác định nguyên nhân).

Theo tính chất: Chảy máu mũi tái diễn, cấp tính.

Vị trí mũi bị chảy máu

Mũi bị chảy máu (chảy máu cam) được phân thành 2 loại, trong đó là: Chảy máu mũi trước, chảy máu mũi sau:

Chảy máu mũi trước

Mũi bị chảy máu
Mũi bị chảy máu

Hiện tượng chảy máu mũi trước chiếm đến 90%-95% các trường hợp mũi bị chảy máu. Vị trí chảy máu từ vách ngăn lỗ mũi, vì khu vực này chứa nhiều mạch nhỏ nên rất dễ vỡ khi xì mũi hoặc gặp chấn thương khi ngoáy mũi, day mũi, vô tình làm xước. Mũi bị chảy máu ra phía trước.

Đây là tình trạng phổ biến ở những nơi có khí hậu hanh nóng, hoặc có môi trường khô như dùng lò sưởi, máy điều hòa trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến niêm mạc khô, khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và mũi bị chảy máu.

Chảy máu mũi sau:

Đây là trường hợp hiếm gặp hơn so với chảy máu mũi trước, thường liên quan đến các mạch máu cao hơn và sâu hơn của mũi. Chảy máu mũi sau nguy hiểm hơn và khó kiểm soát hơn so với chảy máu mũi trước. Tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, những người có huyết áp cao hay gặp chấn thương vùng mũi, mặt.

Hiện tượng này thường xuất hiện ở 2 bên mũi, khiến cho máu chảy ra phía sau và đi xuống họng. Lượng máu chảy nhiều có thể khiến cho bệnh nhân rơi vào trạng thái nguy kịch. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách thắt mạch máu, hoặc nhét bấc mũi.

Trong một vài trường hợp, sẽ khó để nhận biết được chảy máu mũi trước hay sau. Hai tình trạng đều có thể làm cho máu chảy về sau cổ họng nếu như nằm ngửa, nhưng tình trạng chảy máu mũi sau sẽ nguy hiểm hơn. Cần đến cơ sở y tế để nhận hướng dẫn kịp thời.

Xem thêm: Chuyên khoa tai mũi họng và các bệnh lý phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến mũi bị chảy máu

Mũi bị chảy máu
Mũi bị chảy máu gây ra nhiều khó chịu

Để có thể phòng tránh, hoặc đưa ra điều trị kịp thời nhất đối với tình trạng của mỗi người. Phòng khám Quang Hiền muốn gửi gắm đến các bạn một số nguyên nhân chính, trong đó 2 nguyên nhân chính là tại mũi và toàn thân:

Nguyên nhân tại mũi 

  • Tự phát: Một tình trạng chiếm đa số, có thể vì khí hậu nắng nóng và khô. Nhiệt độ tăng cao là một phần khiến cho các mao mạch mũi giãn nở quá mức, khiến mao mạch vỡ và máu chảy ra ngoài. Lý do khiến nhiều người bị chảy máu cam vào mùa hè.
  • Chấn thương: Thường xuyên móc ngoáy mũi làm gây tổn thương trực tiếp điểm mạch vách ngăn khiến chảy máu, hoặc gây viêm loét niêm mạc mũi. Ngoài ra, chấn thương mũi xoang có thể gãy thành xương, tổn thương mạch máu, từ đó khiến mũi bị chảy máu nhiều.
  • Bất thường cấu trúc mũi: Gặp tình trạng gai, vẹo hay thủng vách ngăn, ảnh hưởng luồng khí đi vào mũi bị vẹo. Dẫn đến khô mũi và tăng nguy cơ chảy máu mũi.
  • Viêm mũi xoang: Các bệnh lý như cảm lạnh, polyp mũi hoặc viêm mũi xoang dị ứng,… Có thể phản ứng viêm làm tăng sinh mạch máu, viêm thành mạch máu và các phản ứng xì mũi mạnh sẽ tăng thêm nguy cơ mũi bị chảy máu.
  • Khối u mũi xoang: chảy máu do khối u ở vùng mũi khá ít gặp, và luôn đi kèm với những triệu chứng như: nghẹt một bên mũi, dịch tiết mũi có máu là các triệu chứng điển hình của khối u vùng mũi.
  • Thuốc xịt mũi: Lạm dụng thuốc xịt mũi làm khô mũi và khiến mũi bị chảy máu.
  • Biến chứng y khoa: Tổn thương mạch máu trong lúc phẫu thuật, hoặc đặt ống sonde mũi dạ dày khiến cho tổn thương niêm mạc mũi, gây ra mũi bị chảy máu.

Nguyên nhân toàn thân:

  • Sử dụng thuốc chống đông máu: Việc sử dụng các loại thuốc chống đông như: aspirin, heparin, warfarin, clopidogrel,… Sẽ ảnh hưởng đến chức năng đông cầm máu, tăng thêm nguy cơ khiến mũi bị chảy máu khi có tác động vào vùng mũi hoặc có tăng huyết áp đi kèm.
  • Rối loạn đông cầm máu: Các loại bệnh như sốt xuất huyết, bệnh Hemophilia, xuất huyết giảm tiểu cầu,… Cũng có thể gây ra mũi bị chảy máu tự phát, thường chảy máu 2 bên.
  • Thiếu vitamin C,K: Tình trạng thiếu vitamin là một trong những nguyên nhân dẫn đến mũi bị chảy máu. Vitamin C sẽ giúp tăng sức khỏe cho các thành mạch máu, còn vitamin K sẽ giúp ổn định quá trình đông máu. Cả 2 sẽ góp phần bảo vệ cho mạch máu, và ngăn ngừa tình trạng vỡ thành mạch gây xuất huyết.
  • Tăng huyết áp: Có thể dẫn đến hiện tượng vỡ mạch máu tự phát. Nguy cơ chảy máu mũi tăng cao ở những bệnh nhân tăng huyết áp, đặc biệt là những người đang sử dụng thuốc chống đông máu.
  • Rượu bia: Cồn ở trong rượu và bia có thể gây nên bất thường tại hệ thống mạch máu ở vùng mũi xoang. Điều này sẽ làm chúng giãn nở quá mức, sau đó vỡ ra dẫn đến mũi bị chảy máu.

Triệu chứng khi mũi bị chảy máu

Mũi bị chảy máu
Triệu chứng khi mũi chảy máu

Triệu chứng nào thường gặp khi mũi bị chảy máu? Chảy máu mũi xuất hiện từ những nguyên nhân khác nhau dường như không có dấu hiệu nhận biết. Tuy nhiên, có một số triệu chứng mà người bệnh có thể cảm nhận được như:

Chảy máu mũi sau

  • Thường nuốt phải dịch chảy xuống họng
  • Có hành vi khịt mũi, nuốt dịch
  • Cảm nhận được dịch mũi có vị tanh của máu
  • Khi khạc nhổ thấy dịch màu đỏ tươi, hoặc đỏ hồng

Chảy máu mũi trước

  • Thấy ướt mũi
  • Mũi bị chảy máu hoặc rỉ máu, khi dùng khăn thấm thì thấy máu trên khăn
  • Dịch mũi chứa máu

Cách phòng ngừa chảy máu mũi

Để phòng ngừa chảy máu mũi từ những nguyên nhân lành tính, bạn cần chú ý các điều này:

  • Không ngoáy mũi, nhổ lông mũi, hoặc xì mũi mạnh
  • Nếu khí hậu nắng nóng, thì hãy hạ nhiệt trong nhà bằng điều hoà, quạt. 
  • Uống nhiều nước, ăn thức ăn mát như rau xanh để giải nhiệt
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C và vitamin K trong chế độ ăn
  • Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà
  • Không khói thuốc lá, hay các hoá chất gây nên các tác nhân dị ứng
  • Lối sống lành mạnh, cân bằng và hạn chế căng thẳng, lo âu
  • Thăm khám định kỳ hàng năm, từ đó phát hiện các dấu hiệu bất thường và có giải pháp kịp thời.

Xử trí khi bị chảy máu mũi

  • Ngồi thẳng, hơi nghiêng đầu về phía trước.
  • Bấm chặt phần mềm của mũi trong 10-15 phút.
  • Thở bằng miệng.
  • Không nằm ngửa hoặc ngửa đầu ra sau.
  • Nếu chảy máu không ngừng sau 30 phút, cần đến cơ sở y tế.

Trên đây là các trường hợp, nguyên nhân dẫn đến mũi bị chảy máu, và hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin dành cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline dưới cuối trang, hoặc các kênh liên lạc bên dưới, để từ đó có thể nhận giải pháp, hướng dẫn kịp thời.