Tầm quan trọng của việc điều trị viêm amidan cấp kịp thời

Điều trị viêm amidan cấp kịp thời giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng đau họng, sốt và khó nuốt, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và hồi phục nhanh chóng. Việc kiểm soát triệu chứng ngay từ đầu giúp người bệnh duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn, bao gồm khả năng ăn uống, ngủ nghỉ và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Cùng tìm hiểu thêm về nội dung quan trọng này qua phần trình bày sau đây.

Những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị viêm amidan cấp kịp thời

Điều trị viêm amidan cấp kịp thời là vô cùng quan trọng
Điều trị viêm amidan cấp kịp thời là vô cùng quan trọng

Amidan là hai khối mô nằm ở phía sau của cổ họng và có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn và virus xâm nhập qua đường miệng và họng. Viêm amidan cấp là một tình trạng viêm nhiễm cấp tính của mô amidan, Không khó chữa trị nếu như bệnh được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cách. Việc điều trị viêm amidan cấp không kịp thời sẽ khiến người bệnh đối mặt với các biến chứng sau đây:

  • Tinh hồng nhiệt: Biến chứng này do độc tố của liên cầu trùng gây ra. Bệnh nhân xuất hiện ban đỏ, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, nôn mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ và nhịp tim nhanh. Nếu nặng hơn, biến chứng có thể dẫn đến viêm tai giữa và hoại tử các xương con.
  • Viêm khớp cấp: Amidan có thể gây ra các triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau ở các khớp cổ tay, đầu gối, ngón tay, ngón chân khiến người bệnh mệt mỏi và uể oải. Viêm khớp cấp có thể dẫn đến bệnh lý màng tim. 
  • Viêm cầu thận cấp: là một biến chứng nghiêm trọng vi khuẩn từ amidan có thể xâm nhập vào máu và lan đến thận gây viêm nhiễm và tổn thương các cầu thận. Triệu chứng rõ rệt nhất là phù chân, phù mặt, tiểu ra máu  suy giảm chức năng thận.
  • Áp xe quanh Amidan: Đây là biến chứng phổ biến khi không điều trị viêm amidan cấp kịp thời. Bệnh nhân thường đau họng, khó nuốt, sưng họng, không thể nói, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi và chảy nước dãi.
  • Biến chứng tại chỗ: Bệnh nhân sẽ khó thở, đặc biệt khi ngủ; nhiễm trùng lan sang các mô tế bào quanh amidan; viêm amidan hốc mủ với các lớp trắng đục như mủ bám tại thành họng và lưỡi.
  • Biến chứng kế cận: Viêm amidan có thể gây biến chứng đến các bộ phận xung quanh như tai, mũi và phế quản. Các bệnh kèm theo biến chứng này là viêm xoang, ngạt mũi, viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản.

Dấu hiệu cho biết bạn phải điều trị viêm amidan cấp ngay lập tức

Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp của viêm amidan cấp. Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện này, bạn cần đi khám và điều trị viêm amidan cấp theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Dấu hiệu rét run và sốt cao: Bệnh thường bắt đầu đột ngột với cảm giác rét run, sau đó sốt cao từ 38 đến 39 độ C.
  • Mệt mỏi và đau đầu: Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và chán ăn, làm giảm khả năng ăn uống và tiêu hóa.
  • Tiểu tiện ít và sẫm màu: Có thể thấy sự giảm lượng nước tiểu và màu nước tiểu sẫm hơn bình thường.
  • Táo bón: Đại tiện thường gặp tình trạng táo bón.
  • Khô, rát và nóng trong họng: Cảm giác khô, rát và nóng thường xuất hiện ở thành bên họng, nơi có amidan khẩu cái.
  • Đau họng tăng khi nuốt và ho: Cảm giác đau họng có thể trở nên nhói lên tai và gia tăng khi nuốt hoặc ho.
  • Viêm mũi và các triệu chứng liên quan: Trẻ em có thể bị viêm mũi, chảy mũi, thở khò khè, ngủ ngáy và nói giọng mũi.
  • Viêm lan xuống thanh quản và khí quản: Có thể xuất hiện ho có đờm, đau và thay đổi giọng nói thành giọng khàn.

Nhận diện sớm các dấu hiệu này giúp bạn điều trị viêm amidan cấp kịp thời và hiệu quả, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Cách chẩn đoán viêm amidan cấp chính xác

Xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ giúp xác định tình trạng viêm amidan cấp
Xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ giúp xác định tình trạng viêm amidan cấp

Ngoài những dấu hiệu như phần trên bài viết đã đề cập, việc thăm khám thực thể giúp chẩn đoán bệnh viêm amidan cấp tính một cách chính xác nhất. Bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh sau đây để xác định chính xác tình trạng bệnh nhân:

  • Xét nghiệm GABHS: Nuôi cấy dịch lấy từ họng để tìm vi trùng hoặc có thể kết hợp cùng với xét nghiệm kháng nguyên nhanh.
  • Xét nghiệm cấy dịch họng: Bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm hầu họng để xét nghiệm chlamydia, bệnh lậu.
  • Xét nghiệm bệnh bạch cầu đơn nhân: Nếu nghi ngờ viêm amidan do virus Epstein-Barr, xét nghiệm bệnh bạch cầu đơn nhân nên được cân nhắc thực hiện.
  • Chụp CT: Chụp CT vùng cổ có tiêm thuốc cản quang để chẩn đoán cho các trường hợp phức tạp nghi ngờ biến chứng.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ và chuyển hóa cơ bản: Xét nghiệm này nhằm đánh giá chức năng gan, thận.

Các phương pháp điều trị viêm amidan cấp được áp dụng hiện nay

Để giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn, việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị viêm amidan cấp được áp dụng như sau.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa không chỉ giúp giảm đau và sưng viêm mà còn hỗ trợ bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và tránh được các biến chứng nghiêm trọng. Việc áp dụng đúng các phương pháp sau đây là rất quan trọng:

  • Dùng thuốc điều trị triệu chứng: Sử dụng thuốc giảm đau và chống sưng để làm giảm các triệu chứng khó chịu.
  • Bù nước: Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, đặc biệt khi có dấu hiệu mất nước.
  • Vệ sinh miệng: Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh miệng, giúp giảm vi khuẩn và làm sạch cổ họng.
  • Sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh sẽ có hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng theo đơn thuốc và chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp viêm amidan cần điều trị nhiễm khuẩn. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị kháng sinh và tái khám đúng lịch hẹn để đảm bảo kết quả điều trị tối ưu.

Điều trị viêm amidan cấp theo các mẹo dân gian

Trong khi y học hiện đại cung cấp nhiều giải pháp điều trị, nhiều người vẫn ưa chuộng các mẹo dân gian vì tính an toàn và dễ thực hiện của chúng. Các phương pháp sau đây không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục, đồng thời là sự lựa chọn đáng cân nhắc cho những ai ưa chuộng phương pháp tự nhiên:

  • Súc miệng bằng nước muối: Ngửa đầu ra sau, khò nước muối nhẹ nhàng để nước tiếp xúc với cổ họng và amidan. Người bệnh nên tiến hành việc này nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Súc miệng bằng nước ép hành củ: Ép nước từ củ hành đã rửa sạch, pha nước ép hành với nước ấm. Súc miệng với nước ép hành pha ấm 2-3 lần mỗi ngày.
  • Ngậm nước gừng và mật ong: Sử dụng gừng tươi, làm sạch và thái lát hoặc giã nát. Đặt gừng vào lọ thủy tinh sạch, thêm mật ong và đậy nắp lại. Ngậm hỗn hợp nước gừng mật ong hàng ngày cho đến khi triệu chứng viêm giảm.

Lưu ý rằng các phương pháp dân gian không thể thay thế hoàn toàn cho điều trị y khoa và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Tiến hành phẫu thuật để điều trị viêm amidan cấp

Trong những trường hợp viêm amidan cấp nặng hoặc tái phát nhiều lần mà phương pháp điều trị nội khoa có thể không còn đủ hiệu quả thì phẫu thuật trở thành một lựa chọn cần cân nhắc. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật với các trường hợp sau:

  • Viêm Amidan mạn tính: Nếu bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính với tần suất viêm nhiễm cao, kích thước lớn hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác gây biến chứng nặng nề cho người bệnh.
  • Viêm Amidan có biến chứng: Khi viêm amidan gây ra các biến chứng như viêm xoang, viêm mũi, viêm khớp, hoặc viêm cầu thận.
  • Viêm Amidan với các triệu chứng nặng: Khi viêm amidan quá phát, làm cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc thở hoặc nói.

Các phương pháp phẫu thuật hiện nay rất tiên tiến và nhanh chóng, giúp điều trị hiệu quả và giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân một cách nhanh chóng.

Kết luận

Người bệnh cần đến ngay phòng khám nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng. Những dấu hiệu rõ nét nhất là sốt cao kéo dài, đau họng dữ dội không thuyên giảm, khó nuốt hoặc nuốt đau, sưng hạch bạch huyết ở cổ, có mủ hoặc màng trắng trên amidan. Ngoài ra, nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức, hơi thở có mùi hôi, hoặc xuất hiện tình trạng khó thở.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn nhận thức được việc điều trị viêm amidan cấp kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ để khám và điều trị tình trạng viêm amidan cấp, phòng khám Quang Hiền tại K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng là nơi nên được ưu tiên hàng đầu.

Phòng khám mở cửa vào khung giờ chiều từ 17 giờ – 19 giờ thứ 2 đến thứ 7 và từ 8 giờ – 12 giờ chủ Nhật. Hãy liên hệ ngay với phòng khám qua các kênh sau đây để được các bác tư vấn cho vấn đề của bạn:

  • Điện thoại: 0854 451 451 – 0904 773 546
  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Website: https://taimuihongdanang.com/
  • Zalo: 0854 451 451
  • Email: nquang87@gmail.com