Ngủ ngáy là tình trạng phổ biến ở mọi độ tuổi. Ảnh hưởng trực tiếp nhất chính là chất lượng giấc ngủ của chính bản thân người ngáy và những người xung quanh. Mặc dù ngủ ngáy có thể không gây nguy hiểm trực tiếp, nhưng nó có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng phòng khám Quang Hiền tìm hiểu nguyên nhân ngủ ngáy là gì và làm thế nào để khắc phục hiệu quả hiện tượng này qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân ngủ ngáy phổ biến nhất
Ngủ ngáy xảy ra khi ngủ khi dòng khí qua mũi và miệng bị cản trở khiến vùng mô đường hô hấp trên bị rung lên. Hiện tượng này phổ biến, chiếm khoảng 50% người trưởng thành. Sau đây là một số lý do giải thích tại sao bạn ngủ ngáy:
- Tắc nghẽn đường hô hấp mũi: Khi cơ thể bị dị ứng mũi hoặc viêm xoang có thể chỉ ngáy trong mùa dị ứng hoặc khi bị nhiễm trùng xoang. Các dị tật mũi như vách ngăn lệch, polyp mũi cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở và ngủ ngáy.
- Giảm trương lực cơ trong cổ họng và lưỡi: Các mô liên kết nâng đỡ vùng này có thể yếu đi, khiến lưỡi tụt lại phía sau và che lấp đường thở, gây ngáy. Điều này có thể xảy ra do say xỉn, sử dụng thuốc ngủ hoặc lão hóa.
- Mô họng quá lớn: Mỡ tích tụ ở vùng hầu họng của những người thừa cân hoặc béo phì có thể làm hẹp đường thở, tạo ra tiếng ngáy. Trẻ em có amidan hoặc V.A lớn cũng dễ bị ngáy khi ngủ.
- Vòm họng và/hoặc lưỡi gà dài : Những cấu trúc này có thể thu hẹp khoảng không giữa mũi và cổ họng, khiến đường thở bị tắc và gây ngáy.
- Nguyên nhân ngủ ngáy do ngủ không đúng cách: Ngủ không đủ giấc có thể làm giãn cổ họng và gây ngáy. Nằm ngửa hoặc sử dụng gối quá cao có thể làm gập cổ ngáy, hẹp đường thở và dẫn đến ngáy.
- Ngưng thở khi ngủ: Đây là là hiện tượng mà một người ngừng hô hấp trong một khoảng thời gian ngắn khi đang ngủ. Những người này sẽ đối mặt với tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng, và cần được chẩn đoán và điều trị bởi chuyên gia y tế. Ngáy có thể liên quan đến tắc nghẽn ngưng thở. Các dị tật bẩm sinh như hẹp cổ họng, cuống lưỡi to, hoặc cuống họng dài bất thường.
- Uống rượu và hút thuốc: Sử dụng rượu và thuốc lá làm giảm chức năng hệ thần kinh trung ương và làm giãn các cơ vùng cổ và đường hô hấp, dễ dẫn đến ngủ ngáy.
Những đối tượng thường có nguy cơ ngủ ngáy
Dù có nhiều nguyên nhân ngủ ngáy khác nhau nhưng các đối tượng sau đây được xem là có nguy cơ cao nhất:
- Nhóm người tuổi cao, béo phì.
- Sử dụng rượu hoặc các loại thuốc an thần khác.
- Người bị nghẹt mũi mạn tính hoặc tắc nghẽn, hàm nhỏ hoặc lẹm về phía sau.
- Phụ nữ thai kỳ hoặc tiền mãn kinh.
- Người có cấu trúc bất thường có thể chặn luồng không khí, như amiđan lớn, lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, lưỡi to, vòm khẩu cái mềm mở rộng, hẹp hầu bên.
- Người có gia đình như gen di truyền hoặc thói quen ngủ cũng có thể gây ra ngủ ngáy.
Dựa vào nguyên nhân ngủ ngáy và các triệu chứng, có thể chữa ngủ ngáy thành các cấp độ sau:
- Cấp độ 1: Ngáy ít, thỉnh thoảng mới ngáy, tiếng ngáy thường không to. Khi thay đổi tư thế ngủ, chẳng hạn như nghiêng sang trái hoặc phải, thì sẽ ngừng ngáy.
- Cấp độ 2: Ngáy ở mức độ vừa phải, tiếng ngáy to hơn. Khi nằm nghiêng thì hiện tượng ngáy giảm đi hoặc hết.
- Cấp độ 3: Khi nằm ngủ là phát ra tiếng ngáy, tiếng ngáy rất to và đôi khi đi kèm với các triệu chứng nghẹt thở nhất thời, khiến người bệnh tỉnh giấc và gây mệt mỏi. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ngừng thở và gây tử vong. Nhóm này có nguy cơ ngưng thở trong lúc ngủ bất cứ lúc nào.
- Ngưng thở khi ngủ: Nhóm người này thường có nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ, và tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời.
Một số cách khắc phục ngủ ngáy phổ biến hiện nay
Có nhiều cách khác nhau để khắc phục ngủ ngáy
Để giảm thiểu tình trạng ngủ ngáy, bạn có thể chủ động điều chỉnh bản thân hoặc cần sự hỗ trợ tư vấn và can thiệp từ bác sĩ.
Thay đổi thói quen và sinh hoạt
Dù nguyên nhân ngủ ngáy là gì thì việc có những thói quen tốt khi ngủ và sinh hoạt sau đây sẽ phòng ngừa hiệu quả:
- Thiết lập lối sống lành mạnh giảm cân nếu cần thiết, tập thể dục đều đặn cũng giúp cải thiện tình trạng ngủ ngáy bằng cách tăng cường cơ bắp và giảm mỡ cơ thể, tập thể dục đều đặn, ngừng hút thuốc lá và hạn chế uống rượu trước khi đi ngủ. Ngủ đúng giờ đủ giấc và tránh lạm dụng thuốc an thần mà không có chỉ dẫn của bác sĩ cũng giúp giảm cường độ và tần suất ngủ ngáy.
- Nên chuyển từ tư thế ngửa sang nằm nghiêng hoặc nằm đầu cao bằng cách sử dụng gối lót để giữ cổ và họng trong tư thế lý tưởng hơn.
- Điều trị sớm khi cơ thể có triệu chứng viêm mũi xoang để tránh tái phát và gây ra ngủ ngáy kéo dài. Uống đủ nước để làm loãng đờm nhớt. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và chăn gối để giảm thiểu việc viêm nhiễm đường hô hấp.
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ hoặc các biện pháp can thiệp
- Thiết bị cố định lưỡi tạm thời: Nhiều người đeo thiết bị này khi ngủ để giữ lưỡi và hàm trong vị trí ổn định, từ đó không chặn đường thở khi bạn ngủ.
- Phẫu thuật vùng hầu thanh quản: Khi tình trạng ngủ ngáy càng ngày càng nghiêm trọng phẫu thuật có thể loại bỏ hoặc thu nhỏ các mô thừa ở màn hầu và cắt amidan, nạo V.A để giảm tắc nghẽn và ngủ ngáy.
Các phương pháp phẫu thuật khác nhau để điều trị ngủ ngáy bao gồm: phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, chỉnh hình cuốn mũi , phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi. Phẫu thuật chỉnh hình lưỡi nhằm điều chỉnh vị trí của cơ lưỡi để mở rộng đường thở; Phẫu thuật mở rộng đường thở để mở rộng và tăng cường trương lực đường thở.
- Máy CPAP: Là phương pháp sử dụng máy thở áp lực dương liên tục để điều trị ngưng thở khi ngủ. Nó cung cấp không khí vào đường thở khi bạn ngủ để giảm tình trạng ngủ ngáy.
Những phương pháp này có thể được kết hợp hoặc lựa chọn dựa trên từng trường hợp cụ thể để cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm thiểu tình trạng ngủ ngáy. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ liệu pháp nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp nhất.
Kết luận
Trên đây là bài viết chia sẻ với các bạn về nguyên nhân ngủ ngáy cũng như một số cách khắc phục hiện tượng này. Trong trường hợp hiện tượng này ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, hãy liên hệ với phòng khám Quang Hiền để được tư vấn, khám xác định tình trạng để xác định mức độ và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.