Viêm thanh quản là bệnh lý hô hấp khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa. Khi bị viêm thanh quản, bé sẽ có các triệu chứng khó chịu dày đặc. Với sức đề kháng còn yếu, khi bé bị viêm thanh quản, cha mẹ cần làm gì để điều trị cho bé? Cùng phòng khám Quang Hiền tìm hiểu ngay về các vấn đề xung quanh bệnh viêm thanh quản ở bé, bệnh lý này có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào qua bài viết sau đây nhé!
Viêm thanh quản ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm thanh quản là bệnh lý rất phổ biến và có thể xảy ra ở các nhóm tuổi tuy nhiên, trẻ em là đối tượng thường dễ mắc bệnh hơn cả. Viêm thanh quản là tình trạng sưng viêm ở vùng niêm mạc thanh quản. Nếu những triệu chứng bệnh xảy ra khoảng dưới 3 tuần thì được gọi là viêm thanh quản cấp tính. Nếu triệu chứng bệnh kéo dài trên 3 tuần thì được đánh giá là viêm thanh quản mãn tính. Ở cấp độ viêm thanh quản mãn tính, nếu bé không được điều trị sớm có thể gây ra các tình trạng quá sản, teo niêm mạc thanh quản.

>> Xem thêm: Viêm thanh quản cấp là gì? Triệu chứng & phương pháp điều trị
Những tác nhân phổ biến gây ra viêm thanh quản có thể kể đến là:
- Các loại virus hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus,…
- Tác nhân vi khuẩn, ví dụ như phế cầu, Hemophilus influenzae, liên cầu khuẩn nhóm A…
- Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra bệnh như mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên trước đó (viêm họng, viêm amidan,…)
- Hoạt động dây thanh âm quá sức, nói to, la hét, nói quá nhiều
- Khói thuốc lá, khói bụi ô nhiễm, phản ứng dị ứng, trào ngược dạ dày,…
Bé bị viêm thanh quản thường có triệu chứng gì?
Khi bé bị viêm thanh quản, các triệu chứng ở bé khá đa dạng và biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý thường xuyên quan sát, theo dõi vấn đề sức khỏe khi bé có biểu hiện bất thường để kịp thời thăm khám, điều trị.

Một số triệu chứng khi bé bị viêm thanh quản mà cha mẹ cần chú ý đó là:
– Trẻ bị sốt nhẹ khoảng 37.5 – 38.5 độ C
– Ho khan, khàn tiếng, thở rít
– Đau họng, ngứa rát cổ, nghẹt mũi
– Sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ họng
– Hay quấy khóc, ủ rũ, mệt mỏi
– Khó thở: Tùy vào mức độ bệnh mà biểu hiện khó thở ở bé cũng có thể khác nhau. Ở mức độ nhẹ, bé chỉ ho, khàn tiếng. Mức độ trung bình, bé thường thở rít khi nằm yên, nhịp thở nhanh, co lõm. Mức độ nặng, bé thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, kích thích, vật vã, tím tái. Tình trạng lúc này bé đã bị tắc nghẽn hô hấp, rất nguy hiểm. Ở mức độ nặng, bé giường như đã bị tắc nghẽn hô hấp, tình trạng rất nguy hiểm.
Bé bị viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản thường sẽ tự khỏi sau khoảng một tuần tuy nhiên nguy cơ biến chứng luôn tiềm ẩn cũng như đối với trẻ em, viêm thanh quản cũng thường diễn biến khá phức tạp và nguy hiểm. Do đặc điểm ở trẻ hiện tượng phù nề thường dữ dội, trong khi kích thước đường thở lại nhỏ, chỉ bằng 1/3 so với người lớn vì vậy nên các tổ chức liên kết ở vùng này khá lỏng lẻo dễ gây khó thở nặng và tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Đôi khi, quá trình viêm thanh quản diễn biến có thể sẽ tạo nên những ổ áp xe rồi vỡ, loét do bội nhiễm làm mủ tràn xuống khí – phế quản dẫn đến viêm khí – phế quản, nặng hơn có thể gây viêm phổi. Thêm vào đó, quá trình phù nề từ hạ thanh môn lan nhanh xuống khí – phế quản, niêm mạc đường hô hấp dưới xuất tiết nhiều dịch nhầy có thể làm tắc lòng khí – phế quản gây ra chứng khó thở. Lúc này, bé thường đột ngột sốt cao và khó thở nặng, nhịp thở nhanh. Bệnh diễn biến rất nhanh và thường gây tử vong sau 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Giải đáp viêm thanh quản có tự khỏi không? Đọc ngay những thông tin chi tiết
Ngoài ra, do sức đề kháng yếu vì viêm nhiễm, trẻ cũng có thể bị bội nhiễm dẫn đến đồng mắc những bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm phổi, viêm tai giữa,…Vì vậy, khi có các dấu hiệu của viêm thanh quản, cha mẹ nên theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ và đưa bé đi khám bác sĩ để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và tốt nhất.
Bé bị viêm thanh quản khi nào cần nhập viện?
Viêm thanh quản ở trẻ thường tiến triển khá bất thường. Nếu diễn biến theo chiều hướng tốt, chứng khó thở ở bé sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày. Còn trong trường hợp xấu, khi tình trạng khó thở ngày càng tăng, trẻ có thể sẽ tử vong trong vòng 24h nếu không được xử lý kịp thời.
Tùy vào cấp độ khó thở của bé mà bé sẽ cần nhập viện hoặc không?
– Cấp độ nhẹ: bé bị ho, khàn tiếng, có tiếng thở rít khi khóc, tiếng khóc khàn. Ở giai đoạn này, bé chưa cần phải nhập viện, tuy nhiên phụ huynh nên đưa bé đi khám để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi bệnh và điều trị tại nhà phù hợp nhất.
– Cấp độ trung bình: trẻ thở rít ngay cả khi nằm yên, khó thở, thở nhanh. Khi bước sang giai đoạn này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất.
– Cấp độ nặng: Bé thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, vật vã, da tím tái. Đây là những biểu hiện cho thấy bé bị tắc nghẽn hô hấp nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời và cần cho bé nhập viện sớm nhất có thể
Phương pháp điều trị khi bé bị viêm thanh quản
Khi bé bị viêm thanh quản, phương pháp điều trị chủ yếu được các bác sĩ sử dụng đó là phương pháp nội khoa. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với trẻ. Một số loại thuốc thường được kê đơn đó là các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm viêm, giảm ho, tiêu đờm,…hoặc điều trị tại chỗ bằng một số loại thuốc khác như thuốc giảm viêm, men tiêu viêm,…

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng và điện giải cho con đồng thời kết hợp nâng cao sức đề kháng để trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Trong trường hợp, thuốc không đáp ứng được tiêu chí điều trị đồng thời viêm thanh quản có hạt xơ dây thanh, bé bị khó thở thanh quản mức độ II, III thì bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật.
Chăm sóc bé bị viêm thanh quản như thế nào?
Khi điều trị tại nhà, để giúp bé nhanh chóng hồi phục, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Chăm sóc trẻ cẩn thận, cho bé được nghỉ ngơi, giữ ấm người, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ, gan bàn chân, bàn tay.
– Cho bé dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng
– Tránh làm bé sợ hãi, kích thích vì bé có thể khó thở hơn khi quấy khóc, khó chịu. – – Trẻ càng quấy khóc thì các triệu chứng của bệnh càng trở nặng.
– Uống nhiều nước ấm, ăn thức ăn mềm lỏng
– Làm ẩm không khí bằng các thiết bị làm ẩm không khí trong nhà
– Tránh khói thuốc lá, khói bụi ô nhiễm
– Giữ gìn nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ
– Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp để tránh bội nhiễm
– Bổ sung các loại vitamin, dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C để tăng cường sức đề kháng
– Theo dõi nhiệt độ, tình trạng bé, các dấu hiệu nặng như khò khè, khó thở, bỏ ăn, li bì hoặc kích thích để kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế khi tình trạng của trẻ chuyến xấu.
Khi bé bị viêm thanh quản, dù là mức độ nhẹ, cha mẹ cũng không nên chủ quan thay vào đó nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để có hướng điều trị kịp thời, tránh tình trạng bé bị trở nặng. Để đặt lịch khám tại phòng khám Quang Hiền – Phòng khám chuyên tai mũi họng số 1 tại Đà Nẵng, bạn có thể liên hệ qua hotline 0904.773.546 hoặc đến tận phòng khám để được hỗ trợ thăm khám.