Viêm tai là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở tai mà nhiều người mắc phải. Trước đây, hầu hết các trường hợp viêm tai giữa đều được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp viêm tai giữa có thể tự khỏi mà không cần kháng sinh. Cùng tìm hiểu về bệnh này cũng như các trường hợp có thể chữa viêm tai không thuốc qua bài viết sau đây.
Viêm tai là bệnh gì?
Viêm tai là tình trạng tai bị nhiễm trùng dẫn đến viêm và đau. Dựa vào vị trí nhiễm trùng, sưng tấy, chảy mủ tai mà phân loại các bệnh viêm tai thường gặp sau đây
Viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của da ống tai, thường do vi khuẩn và nấm gây ra. Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của loại viêm tai này. Tai ngoài bao gồm loa tai và ống tai ngoài, từ màng nhĩ ra bên ngoài tai. Viêm tai ngoài được chia thành các loại sau:
- Viêm tai ngoài ác tính: Đây là bệnh viêm xương nghiêm trọng của xương thái dương, thường do vi khuẩn Pseudomonas gây ra. Tình trạng này hiếm gặp, xảy ra ở người lớn tuổi, bệnh nhân đái tháo đường và người suy giảm miễn dịch.
- Viêm tai ngoài lan tỏa cấp tính: Biểu hiện dưới dạng nhọt cục bộ hoặc nhiễm trùng lan tỏa toàn bộ ống tai.
- Viêm tai do bơi lội: Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, thường gây ra khi nước đọng lại trong ống tai ngoài trong thời gian dài, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển. Tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai tiếp xúc với nước bị nhiễm khuẩn.
- Nấm ống tai ngoài: Tình trạng tai ngoài bị viêm và nhiễm trùng do nhiễm nấm. Các loại nấm phổ biến nhất là Aspergillus và Candida.
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa, phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ. Viêm tai giữa bao gồm:
- Viêm tai giữa cấp tính (AOM): Xảy ra trong một đợt ngắn ngày. Viêm tai giữa cấp tính (AOM) có thể tự khỏi sau vài ngày đến vài tuần mà không cần kháng sinh, nhưng cần theo dõi sát sao để tránh biến chứng.
- Viêm tai giữa thanh dịch (OME): Tình trạng này xảy ra khi chất dịch tích tụ trong tai giữa mà không gây nhiễm trùng, thường không gây sốt hay đau tai nhưng có thể gây giảm thính lực.
- Viêm tai giữa mủ mạn tính (CSOM): Là hậu quả của viêm tai giữa cấp tính không được điều trị triệt để, bao gồm viêm tai giữa và dịch tiết dai dẳng từ tai giữa thông qua lỗ thủng màng nhĩ.
Viêm tai trong
Viêm tai trong là tình trạng tai trong bị nhiễm trùng, có thể do nhiễm virus cảm cúm hoặc do nhiễm trùng từ tai giữa lan vào trong. Tai trong bao gồm ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình. Viêm tai trong được chia làm hai loại:
- Viêm mê nhĩ: Là bệnh nhiễm trùng mê nhĩ tai, một phần của tai trong giúp kiểm soát thính lực và sự thăng bằng. Nguyên nhân thường từ nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
- Viêm dây thần kinh tiền đình: Là bệnh nhiễm trùng dây thần kinh tiền đình, thường gặp sau khi nhiễm cúm, dây thần kinh này dẫn truyền tín hiệu từ cơ quan tiền đình về não.
Nguyên nhân và dấu hiệu viêm tai
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tai là do nhiễm vi khuẩn, virus và nấm, với các tác nhân chủ yếu là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và virus cảm lạnh. Một loại vi khuẩn khác là Moraxella catarrhalis cũng được biết đến như một nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em.
Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ như tổn thương tai, bơi lội, suy giảm miễn dịch, viêm mũi xoang, dị ứng, viêm da tiết bã, bệnh vảy nến, chàm, sử dụng thiết bị hỗ trợ thính lực, phẫu thuật tai và vệ sinh tai kém ở trẻ nhỏ.
Các triệu chứng viêm tai thường gặp bao gồm:
- Đau nhức tai, tai sưng, tấy đỏ.
- Chảy mủ tai, tai có mùi hôi, ngứa tai, ù tai.
- Giảm thính lực, sốt.
Biểu hiện viêm tai nặng có thể bao gồm:
- Chóng mặt, mất thăng bằng
- Đau nhức đầu, nghe kém
Viêm tai có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng như:
- Thủng màng nhĩ dẫn, nghe kém, viêm xương chũm.
- Viêm mê nhĩ, rối loạn tiền đình người bệnh mất cân bằng, chóng mặt.
- Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh vận động cơ mặt (thần kinh mặt).
- Các biến chứng nội sọ nguy hiểm như viêm màng não và áp xe nội sọ.
Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng viêm tai, hãy liên hệ ngay Phòng Khám Tai Mũi Họng Quang Hiền qua hotline 0904 773 546 hoặc zalo 0854 451 451 để được tư vấn chữa viêm tai không thuốc và điều trị sớm.
Có thể chữa viêm tai không dùng thuốc kháng sinh?
Trước đây, viêm tai chủ yếu được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng viêm tai giữa có thể do virus và tự khỏi sau 2-3 ngày mà không cần kháng sinh. Việc quyết định dùng hay không dùng kháng sinh phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. Tốt nhất là bạn nên thăm khám bác sĩ trước khi quyết định có áp dụng chữa viêm tai không thuốc hay không.
Tại Phòng Khám Tai Mũi Họng Quang Hiền, chúng tôi áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại và hiệu quả, bao gồm cả các phương pháp không dùng kháng sinh khi có thể. Đội ngũ bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất dựa trên tình trạng cụ thể của bạn.
Một số trường hợp viêm tai cần dùng kháng sinh sớm
Lựa chọn chữa viêm tai không thuốc trong nhiều trường hợp sẽ không thực sự phù hợp. Trong các trường hợp sau đây, việc sử dụng kháng sinh là cần thiết:
- Nên dùng kháng sinh ngay cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi khi mắc bệnh VTG cấp.
- Đối với trẻ >2 tuổi nên sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm độc, đau tai kéo dài trên 48 giờ, sốt trên 39 độ C trong 48 giờ, VTG cấp 2 bên, chảy mủ tai hoặc không thể theo dõi sát được.
- Với những người bị viêm tai giữa cấp tính gây đau tai dữ dội, sốt cao, hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng thì không nên chữa viêm tai không thuốc mà phải sử dụng kháng sinh.
- Một số trường hợp viêm tai cần dùng kháng sinh sớm do nguy cơ cao của biến chứng nhiễm trùng lan rộng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch
Thông thường, thời gian điều trị là 5-7 ngày hoặc có thể 10 ngày đối với trẻ dưới 2 tuổi hoặc bị thủng màng nhĩ hoặc VTG cấp tái phát. Thời gian điều trị được tính khi kháng sinh có tác dụng trong vòng 48-72 giờ sau liều đầu tiên. Nếu không hiệu quả nên đổi hoặc phối hợp kháng sinh khác.
Lưu ý khi chữa viêm tai không thuốc cho trẻ em
Đối với việc chữa viêm tai không thuốc cho trẻ em, cần sự đồng thuận của bố mẹ, người bệnh và bác sĩ. Với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bác sĩ có thể thảo luận với cha mẹ để trì hoãn kháng sinh. Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tháng tuổi thường được điều trị bằng kháng sinh do khó kiểm soát diễn tiến bệnh.
Một số nghiên cứu tại châu Âu khuyến cáo trì hoãn kháng sinh cho tất cả trẻ viêm tai giữa, nhưng y khoa Mỹ chỉ áp dụng điều này cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Phương pháp này vẫn còn mới mẻ đối với nhiều bậc cha mẹ Việt Nam, dẫn đến lo ngại về các biến chứng nếu không điều trị ngay.
Theo nghiên cứu trên 200.000 trẻ bị viêm tai giữa không dùng kháng sinh cho thấy khả năng biến chứng viêm xương chũm và viêm màng não rất hiếm. Việc điều trị cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro, không nên chỉ vì xác suất rất thấp mà sử dụng kháng sinh cho tất cả các trường hợp.
Kết luận
Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về việc chữa viêm tai không thuốc. Việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng hoặc không sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm tai là vô cùng quan trọng. Để được chẩn đoán và điều trị viêm tai chính xác và kịp thời, bạn có thể đặt lịch khám tại Phòng Khám Tai Mũi Họng Quang Hiền qua hotline 0904 773 546 hoặc zalo 0854 451 451. Với đội ngũ bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm. Chúng tôi mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên sâu và chu đáo cho bệnh nhân.