Chuyên khoa tai mũi họng (ENT – Ear, Nose, and Throat) là một lĩnh vực y học quan trọng. Những bác sĩ làm việc tại đây sẽ tập trung vào việc chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh lý liên quan đến ba cơ quan chính của hệ thống hô hấp và nghe gồm tai, mũi và họng cũng như vùng đầu mặt cổ. Chuyên khoa này không chỉ chăm sóc sức khỏe cho các cơ quan tai mũi họng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vai trò của chuyên khoa tai mũi họng
Chuyên khoa tai mũi họng đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ và duy trì chức năng của tai, mũi và họng. Các bác sĩ tai mũi họng thường thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Khám và phát hiện và ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng. Các bác sĩ tai mũi họng thường xuyên thực hiện các kiểm tra sàng lọc và chẩn đoán sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả các bệnh lý ác tính như ung thư vùng đầu cổ.
- Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, từ các vấn đề đơn giản như viêm mũi dị ứng đến các tình trạng phức tạp hơn như ung thư vùng đầu cổ. Các bác sĩ sẽ cung cấp các phương pháp điều trị tiên tiến và chăm sóc toàn diện, giúp bệnh nhân phục hồi chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Thực hiện các thủ thuật và phẫu thuật cần thiết để cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bao gồm nội soi tai mũi họng, phẫu thuật xoang, và các can thiệp khác.
- Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng điều trị rối loạn giọng nói tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với nguyên tắc bảo tồn cấu trúc giải phẫu tối đa, khôi phục chức năng thanh quản: điều trị rối loạn giọng nói bằng thuốc, trị liệu giọng nói ngôn ngữ, phẫu thuật điều trị rối loạn giọng nói.
Các bệnh lý thường được chuyên khoa tai mũi họng khám và điều trị
Bệnh lý về tai
Các bệnh lý về tai là cùng những vấn đề phổ biến sau đây cần được chuyên khoa tai mũi họng khám, chẩn đoán và điều trị:
- Viêm tai giữa: Là một trong những bệnh phổ biến, đặc biệt ở trẻ em, và có thể dẫn đến đau tai và sốt. Viêm tai giữa là một trong những bệnh phổ biến nhất, thường gặp ở trẻ em, và gây ra triệu chứng như đau tai, sốt, và khó chịu.
- Viêm ống tai ngoài: Ống tài ngoài bị sưng và nhiễm trùng, người bệnh có dấu hiệu ngứa rát, khó chịu, chảy dịch và ù tai…
- Viêm tai xương chũm: Là một phần của tai giữa, nhiễm trùng, viêm tai xương chũm có thể viêm tai giữa gây ra, có triệu chứng giảm thính lực, ù tai, chảy mủ tai, sốt, sưng đau sau tai…
- Viêm sụn vành tai: sụn ở vành tai bị viêm, nhiễm trùng, xảy ra sau khi bị chấn thương gây tụ máu. Người bệnh có biểu hiện đau vành tai…
- Thủng màng nhĩ: khi người bệnh bị tai giữa lâu ngày hoặc chấn thương sẽ gây thủng màng nhĩ biểu hiện nghe kém, đau tai, ù tai….
- Chàm tai: tình trạng da vành tai, ống tai ngoài bị tổn thương. Đối tượng dễ mắc là trẻ nhỏ với biểu hiện: mảng da sần gây ngứa ngáy, khó chịu, sau đó nổi mụn nước…..
- Suy giảm thính lực: Tình trạng này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn, ảnh hưởng đến khả năng nghe và có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, lão hóa, hoặc tiếp xúc với tiếng ồn lớn.
- U tai: Các bênh như u tế bào thần kinh âm thanh hoặc u nang,..
- Bệnh rò luân nhĩ: là một lỗ nhỏ kèm đường rò bẩm sinh đi sau dưới da và bám vào màng sụn gọi là rò luân nhĩ. Biểu hiện: ngứa, xuất hiện bã đậu trắng, dịch hôi ở miệng rò
- Ù tai: Là tình trạng cảm giác có tiếng ồn trong tai mà không có nguồn âm thanh bên ngoài, có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Tắc nghẽn ống tai do ráy tai hoặc dị vật
Những bệnh về mũi được chuyên khoa tai mũi họng khám điều trị
Mũi không chỉ là một phần của hệ thống hô hấp, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc lọc không khí, ẩm ướt và điều hòa nhiệt độ. Bất kỳ sự cản trở nào đối với chức năng này đều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Việc khám và điều trị các bệnh lý về mũi sau đây thuộc phạm vi của chuyên khoa tai mũi họng:
- Viêm mũi dị ứng gây ra triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, và ngứa mũi, trong khi viêm xoang có thể gây đau đầu, áp lực mặt, và mũi chảy dịch.
- Viêm xoang thường liên quan đến viêm mũi, có thể gây đau đầu, áp lực mặt, và dịch mũi chảy ra có thể là màu vàng hoặc xanh.
- Polyp mũi là những khối u lành tính phát triển trong niêm mạc mũi, có thể gây tắc nghẽn mũi và giảm khả năng ngửi.
- Chảy máu mũi do khô niêm mạc hoặc chấn thương, có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau và cần được chẩn đoán để điều trị thích hợp.
- Vẹo vách ngăn mũi hay lêch vách ngăn là tình trạng ngăn mũi gồm xương và sụn phân chia khoang mũi thành hai bên bị lệch đáng kể hoặc vẹo làm cho khó thở.
Các bệnh liên quan đến họng
Các bệnh lý về họng là những vấn đề sức khỏe phổ biến mà chuyên khoa tai mũi họng đặc biệt quan tâm và điều trị:
- Viêm họng gây đau rát, khó nuốt, và ho, trong khi viêm amidan thường kèm theo sốt và đau họng.
- Viêm amidan do nhiễm trùng hoặc viêm, thường kèm theo sốt cao, đau họng, và sưng amidan.
- Viêm họng xung huyết người bệnh có cảm giác nóng cay trong họng kèm theo cơn ngứa, ho từng cơn.
- Viêm họng giả mạc có tên gọi khác là viêm họng bạch hầu, vùng niêm mạc họng xuất hiện nhiều màng giả mạc màu trắng xám, dày bám chắc vào niêm mạc họng và rất khó bóc, người bệnh có thể sốt cao trên 38,5 độ C.
- Loét họng do viêm hoặc chấn thương, gây cảm giác đau đớn và khó chịu khi nuốt.
- Ung thư họng.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ xuất hiện bởi các đợt ngưng thở và giảm thở thường xuyên. Do tắc nghẽn xảy ra khi đường hô hấp trên bị tắc nghẽn nhiều lần trong khi ngủ, khiến luồng không khí giảm hoặc ngừng hoàn toàn.
Phương pháp điều trị tai mũi họng hiện nay
Các bệnh lý về tai mũi họng ban đầu thường được điều trị bằng các loại thuốc kết hợp với các biện pháp giảm nhẹ tại chỗ. Khi điều trị ban đầu không đạt hiệu quả, phẫu thuật sẽ được cân nhắc ở bước tiếp theo:
Điều trị bằng thuốc
- Kháng sinh: Sử dụng khi bệnh có nguồn gốc từ nhiễm trùng. Người bệnh cần tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc nhỏ mũi và xịt mũi: Sử dụng trong viêm mũi xoang, ví dụ như Steroid xịt mũi.
- Thuốc kháng histamin: Dùng để điều trị viêm mũi dị ứng.
- Nước muối sinh lý: Rửa mũi xoang hàng ngày để làm sạch và giảm viêm.
- Viêm họng, viêm VA, viêm amidan: Điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn như siro ho, viên ngậm. Khi người bệnh sốt cao dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và giảm đau.
- Viêm tai: Điều trị bằng thuốc nhỏ tai, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm phù nề hoặc bơm hơi vòi nhĩ.
Các biện pháp cải thiện bệnh tai mũi họng tại nhà
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh: Giúp giảm đau và sưng.
- Ăn và uống đồ ấm nóng, mềm: Như cháo, súp, uống các loại trà thảo mộc ấm.
- Súc miệng họng hoặc rửa mũi xoang bằng nước muối sinh lý: Làm sạch và giảm viêm.
- Xông hơi: Giúp làm loãng dịch nhầy và giảm tắc nghẽn.
- Sử dụng máy xông tinh dầu: Giúp làm dịu và thông thoáng đường hô hấp.
- Liệu pháp massage: Giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.
- Thực hành các bài tập thở và tập yoga: Giúp cải thiện chức năng hô hấp và giảm căng thẳng.
- Giữ ấm cơ thể và uống nhiều nước: Giúp duy trì sức khỏe tổng quát và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Phẫu thuật
- Phẫu thuật nội soi: Kỹ thuật phổ biến trong điều trị các bệnh tai mũi họng hiện nay. Đây là phương pháp ít xâm lấn, ít chảy máu, giảm đau, giúp bệnh nhân mau hồi phục và có hiệu quả điều trị cao.
- Phẫu thuật mổ mở cổ điển: Vẫn được sử dụng trong những trường hợp đòi hỏi độ tiếp cận rộng mà phẫu thuật nội soi không thể đáp ứng.
- Những phương pháp điều trị này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Khám và điều trị các bệnh chuyên khoa tai mũi họng ở phòng Quang Hiền
Phòng khám nội soi tai mũi họng Quang Hiền có địa chỉ tại K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng, là một trong những địa chỉ uy tín trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng. Với các bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm, phòng khám cam kết mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu cho từng bệnh nhân. Các triệu chứng thường gặp mà bạn nên đến ngay phòng khám để được tư vấn, khám và điều trị như sau:
- Nghẹt, tắc mũi, chảy dịch nước mũi nhiều, kèm theo sốt nhẹ đến cao
- Đau rát họng, ngứa họng, ho khạc ra đờm đặc có màu hoặc không có màu
- Ho khan, cổ có đờm, đau rát vùng cổ họng
- Vùng cổ sưng to bất thường ( thường gặp ở bệnh tuyến giáp, bướu cổ hoặc ung thư vòm họng)
- Nổi hạch cổ, hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Đau ở ống tai ngoài, đau tăng lên khi kéo hoặc ấn vào vành tai.
- Ngứa ống tai, cảm giác ngứa khó chịu ở ống tai.
- Cảm giác tai bị tắc ống tai, khó thở qua tai.
- Nghe kém hay ù tai chảy dịch ở tai kèm theo chóng mặt mất thăng bằng
- Khàn tiếng hay nói khó, mất giọng
- Ho mãn tính
- Cảm giác tắc nghẽn khó chịu vùng hầu họng
- Khạc đờm mạn tính
- Đau tai, thường xuyên xoa tai
- Đau nhức mũi xoang kèm theo đau đầu, mệt mỏi, giấc ngủ kém
Kết luận
Với bài viết về chuyên khoa tai mũi họng trên đây, bạn đã phần nào hiểu được vài trò của lĩnh vực này trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của ba cơ quan tai, mũi, họng. Việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trong chuyên khoa này không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh nghiêm trọng.