Tai được cấu tạo bởi 3 phần theo vị trí tai ngoài, tai giữa và tai trong, phổ biến nhất là viêm tai giữa. Viêm tai giữa được chia thành 2 dạng chính, dạng cấp tính và dạng mãn tính, viêm tai giữa cấp tính theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai giữa tái phát hoặc mãn tính.
Tìm hiểu chung về những loại viêm tai và cách điều trị viêm tai không uống thuốc
Những loại viêm tai:
Viêm tai là thuật ngữ chung nhằm chỉ viêm hoặc nhiễm trùng ở bất kỳ phần nào của tai, bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong.
1. Viêm tai ngoài- otitis externa
Hay còn gọi là viêm tai của người bơi (swimmer’s ear), mắc phải khi phần ngoài ống tai bị viêm hoặc nhiễm trùng. Bởi vì nước hay đọng lại trong tai, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sinh sôi.
2. Viêm tai giữa – otitis media
Viêm tai giữa là trường hợp phổ biến nhất trong 3 loại viêm tai, viêm tai giữa ở người lớn thường ít nguy hiểm hơn so với trẻ nhỏ.
Vì vậy, rất nhiều người chủ quan và chủ động ngăn ngừa. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai, nếu để bệnh kéo dài và chuyển biến nặng có thể gây biến chứng khi viêm sâu trong tai ảnh hưởng đến thính lực và viêm lan đến vùng mô não.
3. Viêm tai trong – labyrinthitis
Là tình trạng viêm nhiễm ở hệ thống mê cung tai trong, có thể ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng và thính giác, thường gây cho người mắc bệnh cảm giác chóng mặt, buồn nôn
Trước khi chúng ta tìm hiểu về cách điều trị viêm tai không uống thuốc, bạn sẽ được tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh viêm tai.
Cách phòng ngừa bệnh viêm tai cho người lớn và trẻ em
Trẻ em là mục tiêu dễ dàng cho các loại viêm, nhiễm trùng ở vùng tai vì hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, cần chú ý bảo vệ và chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các loại bệnh viêm tai tốt hơn.
Đối với trẻ nhỏ:
1. Tiêm vacxin cho trẻ: Trẻ em được tiêm phòng đầy đủ có khả năng ít nhiễm bệnh hơn.
2. Rửa tay thường xuyên: Rửa tay không những ngăn ngừa các bệnh viêm, nhiễm hiệu quả mà còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh tai mũi họng rất tốt. Mỗi lần rửa, hãy đảm bảo đôi tay của trẻ được rửa cùng với xà phòng và nước sạch trong vòng 20 giây.
3. Cho trẻ bú đến 2 tuổi: Sữa mẹ sẽ tăng sức đề kháng tốt hơn cho bé.
4. Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, thuốc lá, không đảm bảo vệ sinh.
Đối với người lớn:
1. Vệ sinh tai thường xuyên, thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh có thể tổn thương viêm mạc.
2. Tránh nước vào tai khi bơi hoặc tắm, sử dụng nút tai để tránh nước vào tai và hạn chế nguy cơ viêm, nhiễm.
3. Rửa tay thường xuyên cùng với xà phòng và nước sạch trong vòng 20 giây.
Sau khi tìm hiểu biện pháp nào để phòng ngừa, ngăn chặn tối ưu tình trạng viêm, nhiễm cho trẻ em cũng như người lớn. Tiếp theo, hãy khám phá các triệu chứng để nhận diện, sau đó bạn sẽ được tìm hiểu sâu hơn vào cách điều trị viêm tai không uống thuốc.
Các triệu chứng của viêm tai giữa, nhận diện và điều trị viêm tai
Để nhận diện căn bệnh viêm, nhiễm trùng tai để sau đó kịp thời xử lý và điều trị viêm tai không uống thuốc, sau đây là một vài triệu chứng phổ biến:
1. Đau tai
Một triệu chứng phổ biến thường thấy ở viêm tai giữa, đau có thể ở một hoặc hai tai. Thường đau hơn khi cười hoặc nuốt, trẻ em thường không biểu hiện rõ triệu chứng này, có thể sẽ khóc nhiều và vặn vẹo tai khi cười hoặc nuốt.
2. Suy giảm thính lực
Viêm tai giữa có thể trải nghiệm mất thính lực tạm thời, bạn có thể nghe kém hơn, cảm thấy bị nghẽn, khó nghe hoặc nghe đứt đoạn trong một khoảng thời gian.
3. Rỉ tai
Xuất hiện dịch trong tai, khiến tai bị rỉ. Dịch có thể có màu vàng và hôi.
4. Ù tai
Có thể ù tai hoặc đông tai khi bị viêm tai giữa.
5. Sưng, đỏ tai
Tai sưng và đỏ, có thể có mụn ở một số vùng trên da tai.
6. Sốt hoặc cảm thấy không khỏe
Có thể sốt hoặc cảm thấy không khỏe nếu nhiễm trùng lan rộng.
Điều trị cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và cách điều trị viêm tai không uống thuốc
Các triệu chứng của viêm tai thường suy giảm sau những ngày đầu, và hầu hết các trường hợp viêm tai khỏi sau 1-2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, chúng ta phải đề cao cảnh giác khả năng tái phát vì chưa khỏi hẳn hoặc bệnh chuyển biến nặng hơn.
Cảnh báo: Hãy đưa con em dưới 6 tháng tuổi đến gặp bác sĩ có chuyên môn để thăm khám và điều trị, nếu con em của bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên vì đây là độ tuổi nhạy cảm khi mà hệ miễn dịch chưa hoàn toàn phát triển, ở độ tuổi này con em sẽ có nguy cơ chuyển biến nghiêm trọng cao hơn.
*Tuyệt đối không được thử tại nhà với trẻ nhỏ, tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa*
Bạn có thể điều trị nhiều trường hợp viêm, nhiễm trùng tai tại nhà, nhiều trường hợp tự khỏi, một số thì tự điều trị viêm tai không uống thuốc. Viêm tai có thể biến mất sau vài ngày, đối với một số trường hợp có thể 1-2 tuần ngay cả khi không điều trị hay điều trị viêm tai không uống thuốc.
Học Viện Nhi Khoa và Bác Sĩ Gia Đình Hoa Kỳ gợi ý một số trường hợp “chờ đợi và xem xét” sau:
6-23 tháng tuổi: Chờ xem nếu trẻ em có dấu hiệu đau tai giữa ở một tai dưới 48h và dưới 39 độ C
24 tháng tuổi trở lên: Chờ xem nếu đau tai giữa ở một hoặc hai tai dưới 48h và nhiệt độ dưới 39 độ C
Sau 48h thì nên đưa trẻ em đi thăm khám bác sĩ, thường thì sẽ được ngăn ngừa bằng kháng sinh, tránh trường hợp lan rộng và giảm thiểu các trường hợp nhiễm trùng hiếm gặp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
*Thông tin được trích từ PubMed Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ (U.S. National Institutes of Health)*
Mẹo điều trị viêm tai không uống thuốc
4 phương pháp (có thể làm tại nhà) giúp bạn điều trị viêm tai không uống thuốc
- Chườm ấm: Một miếng chườm ấm có thể giúp giảm đau hiệu quả. Chườm ấm mỗi lần 15 đến 20 phút, nhiệt độ ấm mà bạn có thể chịu được.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Cơ thể cần được nghỉ ngơi để hồi phục sau nhiễm trùng. Hãy chắc chắn rằng người bị nhiễm không bị quá sức khi đang viêm tai. Các bác sĩ nhi khoa không khuyến cáo việc giữ trẻ nhiễm trùng tai ở nhà, tuy nhiên bạn nên theo dõi hoạt động và đảm bảo con em có thời gian cần thiết để nghỉ ngơi.
- Uống đủ nước: Đặc biệt nếu bạn sốt, hãy uống nhiều nước hơn ngày bình thường. Nên uống 3 lít nếu bạn là nam(trưởng thành) và 2,2 lít nếu bạn là nữ(trưởng thành).
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn giàu dinh dưỡng có thể bổ sung cho hệ miễn dịch từ đó có thể ngăn ngừa hoặc suy giảm tình trạng. Hạn chế những thực phẩm gây viêm hoặc làm tình trạng nặng hơn, thay vào đó có thể sử dụng thêm những thực phẩm chứa nhiều chất chống viêm như rau quả tươi và hạt.
Kết luận: Với các nguy cơ tiềm ẩn từ viêm tai, phòng khám Quang Hiền khuyên mọi người “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nếu không may mắc phải những triệu chứng kể trên, hãy thực hiện theo bài viết để có một sự chuẩn bị tốt nhất khi mắc bệnh.
Bên cạnh đó, nếu bệnh tình trở nặng hoặc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mắc bệnh (vì đây là độ tuổi mà hệ miễn dịch chưa hoàn toàn phát triển).
Hãy liên hệ ngay với phòng khám Quang Hiền qua hotline [ 0904 773 546 ] hoặc fanpage để nhận được tư vấn cũng như hành động kịp thời để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bé.
Với nhiều năm dồi dào kinh nghiệm trong lĩnh vực tai mũi họng từ nhiều chứng chỉ uy tín ở tổ chức y tế danh tiếng như:
Hội đồng Kiểm định Giáo dục Dược (ACPE – Hoa Kỳ), Giáo Dục Y khoa Liên tục về Dược (CPE – Hoa Kỳ), và Hội Đồng Kiểm Định Giáo Dục Y Khoa Liên Tục (ACCME – Hoa Kỳ).
Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ phòng khám Quang Hiền còn có khả năng phẫu thuật gần như tất cả các loại phẫu thuật trong chuyên ngành tai mũi họng. Các bác sĩ có rất nhiều thông tin và kinh nghiệm về các loại phẫu thuật tai, từ điều trị viêm tai giữa đến chỉnh hình màng nhĩ, đặc biệt là phẫu thuật tai xương chũm, một trong những phẫu thuật phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao.
Phòng khám Quang Hiền cam kết mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Luôn đặt sức khoẻ và lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu.