Sau khi nội soi xong nên ăn gì? 6 loại thực phẩm nên tránh

Nội soi là một thủ thuật y tế được các bác sĩ sử dụng rộng rãi, hỗ trợ đưa ra chẩn đoán và điều trị. Trước khi thực hiện thủ thuật, cần chuẩn bị đúng cách như nhịn ăn, uống và chuẩn bị tâm lý thoải mái. Tuy nhiên, rất ít vị trí nội soi cần nhịn ăn và uống, hãy cùng khám phá bài viết sau để tìm hiểu đâu là vị trí cần nhịn ăn, và sau khi nội soi xong nên ăn gì?

Nội soi là gì?

Nội soi là một thủ thuật y tế đơn giản, được áp dụng nhằm kiểm tra những cơ quan bên trong cơ thể, thông qua việc sử dụng một ống mỏng được gắn camera và đèn. Đây là phương pháp giúp bác sĩ có thể tiếp cận và theo dõi các niêm mạc bên trong những cơ quan, gồm dạ dày, đại tràng, phế quản hoặc các bộ phận khác. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nội soi vùng nào cần chú ý chế độ ăn uống? Tại sao?

Sau khi thực hiện thủ thuật nội soi, bệnh nhân nên chú ý đến chế độ ăn uống. Tuy nhiên, đối với chế độ ăn uống, bạn chỉ cần chú ý đến 2 vùng nội soi sau:

  • Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là thủ thuật kiểm tra tình trạng niêm mạc dạ dày và thực quản. Sau khi hoàn tất, niêm mạc dạ dày lúc này còn nhạy cảm, do đó cần điều chỉnh chế độ ăn uống để tránh kích thích hoặc gây viêm loét.
  • Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng là kỹ thuật kiểm tra niêm mạc đại tràng. Việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng sau nội soi là vô cùng cần thiết, tránh được tình trạng tiêu chảy, khó tiêu.

Xem thêm: Nội soi trực tràng, 3 yếu tố cần lưu ý sau khi nội soi

Khi nào cần nội soi dạ dày, đại tràng?

Sau khi nội soi xong nên ăn gì ?
Khi nào cần nội soi?

Khi gặp phải những vấn đề ở vùng tiêu hoá, người bệnh không nên ngó lơ. Ngược lại, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa, nếu gặp những triệu chứng sau:

Đối với dạ dày

  • Đau bụng vùng thượng vị.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đầy hơi, ợ chua, khó tiêu và chán ăn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản, khàn giọng, khó nuốt.
  • Nôn ra máu, đi ngoài có máu.
  • Đau ngực bất thường.
  • Thường xuyên dùng thuốc kháng sinh, chống viêm hoặc thuốc giảm đau lâu dài gây ra đau thượng vị.
  • Đang theo dõi bệnh lý dạ dày như viêm, loét hoặc polyp dạ dày.
  • Có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
  • Tiền sử gia đình mắc polyp hoặc ung thư dạ dày.

Đối với đại tràng

  • Đau bụng từng cơn.
  • Thay đổi thói quen đi ngoài.
  • Có cảm giác đi ngoài không hết phân và nặng bụng.
  • Đi ngoài ra máu.
  • Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân.
  • Trường hợp theo dõi bệnh lý như viêm, loét hoặc polyp đại trực tràng.
  • Có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.

Xem thêm: Nội soi dạ dày cần nhịn ăn bao lâu? 4 lưu ý cần đặc biệt tuân thủ

Những trường hợp chống chỉ định nội soi dạ dày, đại tràng

Sau đây là một vài trường hợp chống chỉ định tương đối, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mục đích nội soi mà hướng dẫn của bác sĩ có thể thay đổi:

  • Bệnh lý tim mạch nặng: Bệnh nhân có tiền sử tim mạch, như suy tim hoặc nhồi máu cơ tim không được khuyến cáo nội soi vì có nguy cơ xảy ra những biến chứng liên quan đến tim.
  • Suy thận: Những người bệnh có chức năng thận kém hoặc đang trong giai đoạn suy thận. Việc này có thể dẫn đến rủi ro trong quá trình gây mê, và quá trình hồi sức sau nội soi.
  • Viêm loét nặng hoặc xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng viêm loét dạ dày và đại tràng hoặc đang gặp tình trạng xuất huyết tiêu hoá cũng không được khuyến cáo thực hiện thủ thuật.
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng: Bệnh nhân đang mắc bệnh nhiễm trùng nặng, đặc biệt là nhiễm trùng hệ tiêu hóa, có thể không đủ sức khỏe để thực hiện thủ thuật nội soi.
  • Bệnh lý đường hô hấp nặng: Người bệnh có vấn đề về hô hấp nghiêm trọng có thể gặp khó khăn trong việc thở trong quá trình gây mê hoặc hồi sức.
  • Khó khăn trong việc hợp tác: Những bệnh nhân không thể phối hợp trong quá trình nội soi, có thể kể đến như trẻ em hoặc người bị rối loạn tâm thần, có thể không phù hợp để thực hiện thủ thuật này.
  • Bệnh lý di căn hoặc ung thư giai đoạn cuối: Bệnh nhân có ung thư giai đoạn cuối hoặc di căn đến các cơ quan khác thường không được chỉ định nội soi. Lý do là mục tiêu điều trị lúc này có thể thay đổi.

Sau khi nội soi xong nên ăn gì?

Sau khi nội soi xong nên ăn gì ?
Sau khi nội soi xong nên ăn gì ?

Bệnh nhân sau khi nội soi sẽ bắt gặp những dấu hiệu như chướng bụng, đau, rát họng hoặc khó nuốt nhưng các triệu chứng này sẽ giảm dần sau đó.

Vì thế, bệnh nhân nên ăn uống ít nhất sau từ 1-2 giờ đầu. Có thể dùng nước lọc trước, sau đó dùng sữa nguội, hoặc trà đường để tránh kích thích dạ dày và làm giảm cơn đói, nếu người bệnh không bị buồn nôn có thể ăn những món lỏng, mềm như cháo hoặc súp. Trong 24 giờ đầu sau khi hoàn thành nội soi, bệnh nhân nên lưu ý chỉ ăn các món loãng, mềm như cháo, súp, và các thức uống như nước lọc hoặc sữa nguội.

Từ ngày thứ 2 trở đi, bệnh nhân có thể ăn các món sau để đảm bảo quá trình hồi phục: 

  • Thức ăn: Tiếp tục với các món ăn mềm, dễ tiêu như cơm trắng, mì ống, khoai tây nghiền. Bổ sung trái cây như chuối, táo (đã được nấu chín) và rau như bí đỏ, cà rốt.
  • Protein: Thêm thịt gà luộc, cá hấp hoặc trứng vào chế độ ăn để cung cấp đủ protein.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa probiotics có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Các dấu hiệu cần theo dõi:

Một số dấu hiệu nếu phát hiện, cần liên hệ với bác sĩ ngay để nhận chỉ định sớm nhất:

  • Đau bụng dữ dội, kéo dài ở vùng bụng.
  • Xuất huyết, chảy máu nhiều, kéo dài sau nội soi, hoặc thấy máu trong phân, nôn ra máu.
  • Sốt cao, ớn lạnh.

Một số lưu ý khác

  • Sau nội soi, nên chú ý việc sử dụng thuốc kháng đông cần hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Thông thường, bệnh nhân chỉ được dùng lại khi được bác sĩ đánh giá là không có biến chứng.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau nếu cần thiết, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Nên tránh hoạt động nặng, như nâng tạ hoặc tập thể thao, chạy bộ.
  • Nên dành ít nhất 1 ngày nghỉ ngơi sau khi nội soi. Sau 24-48h nếu không có dấu hiệu bất thường thì bệnh nhân có thể hoạt động nhẹ nhàng.

Thực phẩm nào không nên ăn?

  • Các loại thực phẩm có lượng acid cao: Cam, chanh và các loại trái cây có tính axit cao nên được tránh để không gây kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Những loại trái cây gây khó tiêu.
  • Các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Tránh các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga.
  • Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc cafe.

 

Nội soi dạ dày, đại tràng cần nhịn ăn bao lâu?

Thời gian nhịn ăn trước khi nội soi dạ dày và đại tràng thường khác nhau và phụ thuộc vào hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các mốc thời gian dưới đây:

Đối với nội soi dạ dày

  • Thời gian nhịn ăn: Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng để có thể nhìn rõ phần niêm mạc khi thực hiện nội soi. Nếu nội soi tiền mê, thời gian nhịn ăn sẽ kéo dài, khoảng từ 8 cho đến 12 tiếng.
  • Thời gian nhịn uống: Người bệnh cần hạn chế mức tối đa việc uống nước, và tuyệt đối không nên sử dụng các loại nước có màu hoặc có gas. Đặc biệt, đối với nội soi tiền mê cần nhịn uống hoàn toàn ít nhất 2 giờ trước thủ thuật.

Đối với nội soi đại tràng

  • Thời gian nhịn ăn: Cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi tiến hành. Trường hợp nội soi tiền mê, cần nhịn ăn lâu hơn (8-12 tiếng). Trong thời gian này, nên hạn chế uống nước đến mức tối đa, tuyệt đối không sử dụng nước có màu, có gas và nhịn uống hoàn toàn 2 giờ trước thủ thuật.

Việc tuân thủ đúng các hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng trước khi nội soi dạ dày, đại tràng không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp quy trình diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Hy vọng bài viết có thể giải đáp thắc mắc sau khi nội soi xong nên ăn gì dành cho bạn. Trong trường hợp bạn còn thắc mắc, băn khoăn cần giải đáp, có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh liên lạc bên dưới, hoặc thăm khám trực tiếp tại phòng khám Quang Hiền: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.