Viêm tai giữa là một bệnh phổ biến ở trẻ em hiện nay. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách và chăm sóc cẩn thận, bệnh có thể tái diễn nhiều lần, gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để tìm hiểu kỹ hơn bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.
Viêm tai giữa ở trẻ em – Vấn đề cha mẹ nào cũng cần hiểu rõ
Viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong quá trình nuôi con nhỏ. Loại nhiễm trùng này xảy ra ở tai giữa khi vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào khoảng không gian phía sau màng nhĩ. Khi trẻ bị viêm tai giữa, mủ có thể tích tụ trong tai giữa, tạo áp lực lên màng nhĩ, gây ra cảm giác đau nhói và ảnh hưởng đến khả năng nghe.
Viêm tai giữa được chia thành viêm tai giữa cấp tính (AOM), mãn tính và viêm tai giữa ứ dịch (OME), còn gọi là viêm tai giữa thanh dịch. Mặc dù hai dạng này có mối liên hệ chặt chẽ, nhưng viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa ứ dịch là hai tình trạng bệnh lý riêng biệt.
Viêm tai giữa cấp tính
Bệnh viêm tai giữa cấp tính được đặc trưng bởi tình trạng ứ dịch trong tai giữa, kèm theo sự xuất hiện đột ngột của các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh. Triệu chứng ở trẻ bị viêm tai giữa cấp tính bao gồm:
- Đau tai ở trẻ.
- Trẻ thường có hành động kéo, giật, hoặc dụi tai, kèm theo quấy khóc.
- Các biểu hiện khác như sốt, nghe kém, ù tai, hoặc trẻ bú kém.
Khi soi tai ở trẻ bị viêm tai giữa cấp tính, có thể thấy màng nhĩ phồng lên, có nhiều dịch phía sau màng nhĩ, và có thể có thủng màng nhĩ hoặc dịch chảy ra trong ống tai.
Viêm tai giữa ứ dịch
Tình trạng này có thể xảy ra sau khi viêm tai giữa cấp tính đã giảm. Mặc dù các triệu chứng của viêm tai giữa cấp đã biến mất và không còn nhiễm trùng hoạt động, nhưng dịch vẫn còn tồn đọng trong tai. Dịch bị giữ lại có thể gây mất thính lực nhẹ và tạm thời, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai tái phát. Ngoài ra, bít tắc vòi Eustache do các nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa mạn tính được đặc trưng bởi tình trạng viêm tai giữa kéo dài hơn 3 tháng, kèm theo chảy mủ qua màng nhĩ, dù đã có thủng hoặc ống thông khí, và ngay cả sau khi đã được điều trị. Khi nhiễm kéo dài mà không được can thiệp sẽ dẫn đến nguy cơ thủng màng nhĩ.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết viêm tai giữa
Các dấu hiệu thực thể của viêm tai giữa bao gồm màng nhĩ phồng hoặc không di động khi thổi khí vào tai, cùng với dịch chảy ra từ tai. Mức độ của dấu hiệu có thể cho biết viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không. Ở trẻ em, bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng sau:
- Sốt cao, rất cao từ 39 – 40 độ C.
- Trẻ quấy khóc, bỏ bú, kén ăn, nôn mửa, có thể kèm theo co giật.
- Trẻ lớn thường than phiền về đau tai, trong khi trẻ nhỏ có thể lắc đầu hoặc gãi tai để biểu hiện khó chịu.
Những triệu chứng như sốt, nôn mửa, và tiêu chảy ở trẻ cần được kiểm tra kỹ để kịp thời phát hiện viêm tai giữa cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, gây thủng màng tai và chảy mủ ra ngoài. Khi màng tai bị thủng, trẻ có thể có các biểu hiện như:
- Giảm sốt, ít quấy khóc hơn, ăn uống tốt hơn.
- Rối loạn tiêu hóa giảm dần, trẻ không đi lỏng đi vệ sinh bình thường.
- Giảm đau tai.
Viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa là một bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác, và điều trị đúng cách. Sau khi điều trị, khả năng nghe của trẻ có thể phục hồi hoàn toàn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần trang bị đầy đủ kiến thức về viêm tai giữa và đưa trẻ đi khám sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Nếu cần đáp án cho câu hỏi viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không thì câu trả lời tổng quát nhất là bệnh này tương đối nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, viêm tai giữa ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến tai mà còn có thể dẫn đến các biến chứng ở não.
Khi viêm tai giữa xảy ra ở trẻ sơ sinh, khả năng nghe của trẻ sẽ bị giảm. Điều này khiến trẻ không thể nghe rõ và bắt chước lời nói của người khác, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ. Ngoài ra, các biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa ở trẻ có thể dẫn đến viêm xương chũm cấp, viêm mê nhĩ, dây thần kinh số 7 ngoại biên bị liệt.
- Biến chứng nội sọ như viêm màng não và áp xe não, có thể đe dọa tính mạng.
- Xơ nhĩ, xẹp nhĩ.
Xem thêm: Viêm ống tai ngoài
Những việc làm cần thiết khi bé bị viêm tai giữa
Khi nhận thức được viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không, việc chẩn đoán và điều trị bệnh này là bước quan trọng tiếp theo.
Chẩn đoán để đánh giá mức độ viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không
Để chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Hoạt động bao gồm thu thập thông tin về các triệu chứng mà trẻ đang gặp phải, thực hiện khám thực thể bằng cách soi tai, đo phản xạ cơ bàn đạp, và đo nhĩ lượng. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của bé để có cái nhìn tổng quan.
Ngoài việc khám tai, các khu vực khác như mũi xoang, cổ họng, và vòm họng cũng cần được kiểm tra, cùng với việc theo dõi nhịp thở, để xác định nguyên nhân và phát hiện các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây viêm tai giữa.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị viêm tai giữa
Phương pháp này được sử dụng phổ biến và có thể bao gồm các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc xịt mũi, thuốc chống viêm phù nề, và bơm hơi vòi nhĩ. Quá trình này thường yêu cầu từ 1 đến 2 tuần.
Nếu trẻ bị thủng màng nhĩ, cần sử dụng thuốc nhỏ tai, làm sạch mủ, và vệ sinh tai bằng thuốc sát trùng cùng nước muối sinh lý để tránh bít tắc ống tai. Tuy nhiên, cần lưu ý là khi điều trị bằng thuốc, cần đến các cơ sở khám chữa bệnh và tuân thủ điều trị theo y lệnh bác sĩ.
Phẫu thuật khi trẻ bị viêm tai giữa mức độ nặng
Trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa nặng, nhiễm trùng có xu hướng lan rộng, và không đáp ứng với các loại thuốc, cần phải tiến hành phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm cắt amidan, nạo VA, hoặc đặt ống thông khí. Quyết định này sẽ dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của từng trẻ.
Chăm sóc bé đúng cách để hạn chế nguy cơ viêm tai giữa
Tình trạng viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không cũng một phần liên quan đến quá trình chăm sóc bé. Dưới đây là một số điều quan trọng cha mẹ nên lưu ý:
- Vệ sinh tai: Nếu có dịch mủ chảy ra từ tai của trẻ, cha mẹ nên dùng tăm bông thấm nhẹ chất dịch này. Tránh ngoáy quá sâu vào trong tai để không gây đau, tổn thương niêm mạc tai, hoặc thậm chí làm thủng màng nhĩ của trẻ.
- Vệ sinh miệng lưỡi: Sau khi trẻ bú hoặc ăn, cha mẹ nên lau miệng và rơ lưỡi cho trẻ.
- Vệ sinh mũi: Viêm tai giữa thường đi kèm với viêm mũi, vì vậy cha mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Chế độ ăn của trẻ: Trẻ có thể bị đau ở vùng tai khi nhai nuốt, nên cha mẹ nên chuẩn bị những món ăn mềm, dễ nhai nuốt như súp, cháo, bánh mềm để giảm bớt cơn đau ở tai.
- Cha mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa như tiêm phòng, tránh khói thuốc lá, cho trẻ bú mẹ và giữ tư thế đúng khi cho trẻ bú bình.
Kết luận
Viêm tai giữa ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài việc trang bị kiến thức để đánh giá viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không, việc chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở trẻ là vô cùng quan trọng. Phụ huynh nên đưa trẻ đến khám bác sĩ khi có bất kỳ biểu hiện nghi ngờ nào để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con em mình.
Khi lựa chọn địa chỉ để khám cho trẻ, Phòng khám tai mũi họng Quang Hiền là địa chỉ mà bạn và gia đình có thể tin tưởng. Đội ngũ Bác sĩ tại đây là những người đầu ngành về Tai mũi họng và có chuyên môn sâu rộng cũng như kinh nghiệm trong việc thực hiện điều trị viêm tai giữa và nhiều bệnh khác. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám và chữa bệnh, Phòng khám Quang Hiền tại K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng là nơi bạn nên được ưu tiên hàng đầu khi đi khám cho trẻ.
Thông tin liên hệ:
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Website: https://taimuihongdanang.com
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com.