5 Loại Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Nhất

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý khá phổ biến hay thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, gây ra nhiều sự khó chịu cho người bệnh từ nghẹt mũi đến hắt hơi liên tục. Để cải thiện các tình trạng viêm mũi dị ứng hiệu quả, việc lựa chọn các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng là lựa chọn được đa số người tiêu dùng ưu ái hơn cả. Trong bài viết này, hãy cùng phòng khám Quang Hiền tìm hiểu tổng quan về 5 loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay nhé! 

Viêm mũi dị ứng là gì? Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích ứng và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà là do các tác nhân từ môi trường như: lông động vật, phấn hoa, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt,… Viêm mũi dị ứng thường được chia thành 2 dạng, đó là: 

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Hay còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết, thường xảy ra vào một vài thời gian nhất định trong năm 
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Là tính trạng mà bất cứ lúc nào khi gặp phải yếu tố gây dị ứng thì mũi đều bị viêm và kích ứng. 
thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là gì?

>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc mẹ bị viêm họng có lây cho con hay không

Mỗi người có thể sẽ có các biểu hiện viêm mũi dị ứng khác nhau tuy nhiên nhìn chung sẽ đều có các tình trạng sau: 

  • Ngứa mũi: Đây là phản ứng tự nhiên nhất khi bắt đầu có dấu hiệu dị ứng. Không chỉ dừng lại ở tình trạng ngứa mũi, tình trạng ngứa có thể lan sang cả vùng cổ, mắt, họng hay ống tai ngoài. 
  • Hắt hơi: Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ thường xuyên bị hắt xì, nhất là những khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài ra còn có thêm các biểu hiện khác như hắt hơi thành tràng dài, co thắt cơ hay đau đầu mỗi khi hắt hơi
  • Nghẹt mũi: Tình trạng nghẹt mũi thường xuyên xuất hiện khi bạn nằm ngủ khiến giấc ngủ trở nên kém sâu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. 
  • Chảy dịch mũi: Nước mũi của người viêm mũi dị ứng thường có màu đục và hôi
  • Mệt mỏi: Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh thường bị đau nhức mỏi người, cảm giác uể oải khắp cơ thể

5 loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất 

Sử dụng thuốc là phương pháp chính được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng cũng như viêm mũi thời tiết. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh để kê các đơn thuốc hợp lý nhất. 

Dưới đây là một số nhóm thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả thường được ưu tiên sử dụng trong điều trị:

Thuốc kháng Histamin

Nhóm thuốc kháng histamin là nhóm thuốc chữa viêm mũi dị ứng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Với cơ chế hoạt động bằng cách ức chế histamin – một loại chất hóa học do cơ thể sản sinh ra dẫn đến phản ứng dị ứng, nhóm thuốc kháng histamin được đánh giá là hiệu quả chống dị ứng cao, ngăn ngừa các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi hiệu quả. 

thuốc chữa viêm mũi dị ứng - Nhóm thuốc kháng histamin
Nhóm thuốc kháng histamin

>> Xem thêm: Top 3 thuốc nhỏ nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

Nhóm thuốc kháng histamin thường có dạng viên uống, dạng siro, dạng xịt mũi có thể kể đến một số dạng thuốc kháng histamin phổ biến như: 

  • Loratadine (Clarityne, Erolin… )
  • Cetirizine (Zyrtec, Arpicet…)
  • Fexofenadine (Telfast, Allegra…)
  • Levocetirizine (Xyzal)
  • Bilastine (Bilaxten, Bilazin…)

Tuy nhiên, nhóm thuốc này được chỉ định là có thể gây buồn ngủ, thiếu tập trung, gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe vì vậy, người bệnh cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho bản thân. 

Thuốc giúp thông mũi

Nhóm thuốc giúp làm thông mũi thường được sử dụng cho các tình trạng nghiêm trọng hoặc cần hiệu quả ngay tức thì. Với cơ chế làm thông mũi thông qua việc làm co mạch máu, giảm sưng nề niêm mạc, thuốc làm thông mũi sẽ là biện pháp hiệu quả giúp giảm nghẹt mũi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, do cơ chế tác động nhanh, nếu người bệnh lạm dụng thuốc trong thời gian dài thì có thể gây ra tổn thương cho niêm mạc mũi dẫn đến tình trạng viêm mũi có thể trở nên trầm trọng hơn. 

thuốc chữa viêm mũi dị ứng - Thuốc xịt thông mũi
Thuốc xịt thông mũi

Một số loại thuốc thông mũi phổ biến thường được sử dụng có thể kể đến như:

  • Oxymetazoline (COLDi-B)
  • Xylometazoline (Otrivin)
  • Phenylephrine (Sudafed PE)

Thuốc có chứa corticoid 

Nhóm thuốc có chứa corticoid được đánh giá là nhóm thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất đối với các trường hợp viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng. Với thành phần có chứa corticoid, nhóm thuốc này có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng như ngứa mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác hiệu quả chỉ sau 3 ngày sử dụng. 

thuốc chữa viêm mũi dị ứng -Nhóm thuốc có chứa corticoid 
Nhóm thuốc có chứa corticoid

Nhóm thuốc có chứa corticoid có cả dạng xịt và dạng uống tuy nhiên dạng xịt được sử dụng phổ biến hơn do dạng uống được đánh giá là ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Một số loại thuốc có chứa corticoid phổ biến có thể kể đến như: Meseca, Flixonase, Nasonex, Rhinocort, Avamys,…. 

Thuốc kháng sinh

Trong một số trường hợp viêm mũi dị ứng xuất hiện bội nhiễm, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc khác sinh. Đó là nhóm thuốc ephalosporin, Penicillin,… Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối liệu trình dùng thuốc để tránh nguy cơ kháng kháng sinh và các rủi ro, biến chứng khác có thể xảy ra. 

Thuốc ức chế leukotriene

Trong một số trường hợp, nhóm thuốc ức chế leukotriene cũng được bác sĩ kê đơn sử dụng làm thuốc chữa viêm mũi dị ứng. Với cơ chế ngăn chặn sự hoạt động của leukotrienes – một hóa chất do hệ thống miễn dịch tiết ra gây các triệu chứng viêm mũi dị ứng, thuốc kháng leukotrienes sẽ vô cùng hiệu quả trong việc giúp giảm viêm, ngăn ngừa nghẹt mũi và kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng. 

thuốc chữa viêm mũi dị ứng - Nhóm thuốc ức chế leukotriene
Nhóm thuốc ức chế leukotriene

Tuy nhiên, loại thuốc này thường mang đến tác dụng phụ là đau đầu, rối loạn giấc ngủ,… vì vậy mà trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần phải theo dõi kỹ các phản ứng của cơ thể cũng như tham khảo bác sĩ khi cần thiết.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng 

Việc sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng đòi hỏi sự thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả sử dụng. 

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng mà bạn cần lưu tâm: 

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Không tự ý thay đổi cách dùng, liều lượng hoặc ngừng thuốc đột ngột 
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng: Trước khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng hay bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như những lưu ý về tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc. 
  • Thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý nền, các thành phần thuốc bị dị ứng(nếu có): Nếu bạn đang mắc các bệnh lý nền, dị ứng với các thành phần của thuốc hay đang sử dụng các loại thuốc khác thì đều cần thông báo cho bác sĩ để tránh các trường hợp phản tác dụng khi sử dụng thuốc không đúng cách. 
  • Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú: Đây đều là những đối tượng thuộc nhóm nhạy cảm, một số loại thuốc có thể không an toàn khi sử dụng. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 
  • Theo dõi tác dụng phụ: Nếu gặp bất kỳ một tác dụng phụ nào hãy ngừng sử dụng thuốc đồng thời báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra kịp thời nhất. 
  • Kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc: Để đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài việc dùng thuốc, hãy kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc như tránh tiếp xúc với dị nguyên, vệ sinh xoang mũi thường xuyên cũng như duy trì lối sống lành mạnh.
thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng tuy là biện pháp hiệu quả tuy nhiên khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên thăm khám qua tại các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh cũng như dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những chia sẻ mới nhất của phòng khám Quang Hiền về các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng. Nếu bạn cần thăm khám các vấn đề về tai mũi họng, viêm mũi dị ứng, hãy liên hệ ngay với Phòng Khám Quang Hiền qua hotline hoặc đặt lịch khám tại đây.