Hút mũi cho bé có tốt không? 4 dấu hiệu cần khám ngay

Sự thay đổi đột ngột về thời tiết, cũng như ô nhiễm ngày càng tăng cao. Khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Các tình trạng xảy ra thường xuyên xảy ra như sổ mũi, ngạt mũi, khó thở do có đờm. Thế nên, các bậc phụ huynh thường sẽ hút mũi cho con em để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, liệu việc hút mũi cho bé có tốt không? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết này nhé.

Tại sao cần hút mũi cho bé?

Thời tiết thường xuyên thay đổi thất thường, do khả năng hô hấp ở trẻ em tương đối yếu so với người lớn, nhưng nhu cầu oxy của trẻ lại cao hơn. Ở độ tuổi này, trẻ em vẫn chưa hoàn thiện hệ miễn dịch, nên các tác nhân có thể dễ dàng tấn công đường hô hấp của bé. 

Lúc này, đường hô hấp của bé tăng tiết đờm, bảo vệ khoang mũi khỏi bụi bẩn, vi khuẩn đang tấn công. Tuy nhiên, lượng đờm quá nhiều có thể làm cản trở quá trình thở của bé, dẫn đến ho nhiều, ho có đờm, hoặc suy hô hấp,… Vì vậy, lúc này việc hút mũi cho bé là cần thiết, giúp em loại bỏ dịch đờm ra khỏi đường hô hấp, ngăn ngừa các bệnh lý như nhiễm khuẩn, viêm phế quản hay viêm phổi, viêm xoang,…

Thông thường, những bé dưới 2 tuổi có thể gặp khó khăn trong việc tự khạc đờm hay xì mũi hiệu quả để đẩy chất dịch ra ngoài. Thế nên, em sẽ cần sự hỗ trợ từ người lớn và các dụng cụ chuyên dụng để hút đờm ra ngoài. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi hút mũi cho bé có tốt không, các bậc phụ huynh cùng tiếp tục theo dõi bài viết.

Xem thêm: Viêm họng cấp bao lâu thì khỏi và tùy thuộc vào những yếu tố nào?

Hút mũi cho bé có tốt không?

Việc hút mũi cho bé có tốt không? Bên cạnh những lợi ích trên, đây là câu hỏi được mọi người đặt ra. Việc hút mũi cho bé là tốt, vì giúp trẻ giải phóng được dịch nhầy, đờm để giúp em thông thoáng đường hô hấp. Tuy nhiên các bậc cha mẹ nếu như sử dụng nước muối sinh lý (loại NaCl 0.9%) thì hãy đảm bảo rằng nước muối chính hãng, được cung cấp ở những cơ sở uy tín.Hút mũi cho bé có tốt không?

Thường xuyên hút mũi cho bé có tốt không?

Tuy hút mũi cho trẻ giúp làm sạch dịch nhầy trong khoang mũi và họng và loại bỏ vi khuẩn, cũng như nhiều lợi ích kể trên. Nhưng thường xuyên hút mũi cho bé có tốt không? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay tại đây nhé.

Thực tế, bất kì phương pháp hỗ trợ điều trị nào cũng cần bác sĩ chỉ định liều lượng và số lần, điều này sẽ đảm bảo an toàn. Còn nếu thực hiện sai cách có thể gặp một số tác dụng phụ, hoặc thậm chí tác dụng ngược. Đặc biệt, cần lưu ý hơn đối với trẻ nhỏ. Phụ huynh nên hút mũi thực hiện với tần suất và chỉ định được bác sĩ hướng dẫn, nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 2 tuổi. Lạm dụng hút mũi có thể gây ra tình trạng như:

  • Gây khô rát, chảy máu hoặc thậm chí là nhiễm khuẩn ở niêm mạc.
  • Lưu ý rằng trẻ có thể bị sặc trong quá trình hút mũi, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý, đặc biệt khi hút mũi nhiều lần trong ngày. Việc này sẽ khiến trẻ lo âu, sợ hãi, hay giật mình vào ban đêm.
  • Rửa mũi quá nhiều mà lại không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm như: Nước rửa mũi, dịch nhầy chảy ngược và có thể dẫn đến viêm tai giữa.

Đối với trẻ em, tần suất hút hoặc rửa mũi nên theo chỉ định của bác sĩ, thường không quá 4-6 lần một ngày để tránh gây kích ứng niêm mạc.

Hút mũi quá thường xuyên có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, dẫn đến khô rát. Nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về tần suất hút mũi phù hợp.

Cách hút mũi cho bé đúng cách

Sau khi đã được tìm hiểu và được giải đáp thắc mắc hút mũi cho bé có tốt không, xin mời bạn đọc tiếp tục theo dõi với mục cách hút mũi cho bé đúng cách nhé.
Hút mũi cho bé có tốt không?

Thủ thuật hút mũi có thể thực hiện ở bệnh viện hoặc tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn việc hút mũi nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hút mũi cho bé bằng ống bơm

Đầu tiên, hãy đặt bé nằm và giữ đầu nghiêng về một bên, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý khoảng 1 đến 2 giọt để làm loãng chất nhầy. Giữ dung dịch trong mũi bé trong khoảng 10 giấy.

Tiếp theo, đợi khoảng 2-3 phút để chất nhầy loãng đi, giữ đầu bé thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu vào bên trong mũi. Nếu tình trạng thở vẫn còn khò khè, thì sẽ cần nhỏ thêm nước muối sinh lý.

Trước khi đặt vào mũi bé, hãy đảm bảo rằng ống bơm đã được đẩy hết không khí ra ngoài. Khi đặt, chú ý đầu ống bơm và mũi phải bịt kín rồi mới hút chất nhầy ra. Không nên đưa ống bơm vào quá sâu, vì có thể gây tổn thương cho mũi của bé. Trong trường hợp trẻ cử động mạnh hoặc phản kháng thì nên dừng thủ thuật hút mũi.

Sau khi hoàn thành một bên mũi, cần loại bỏ chất nhầy và làm sạch ống bơm để thực hiện với bên còn lại. 

Cách hút mũi cho bé bằng dụng cụ chữ U 

Phụ huynh nên giữ chặt trẻ, để đầu vòi lớn của dụng cụ vào trước mũi. Đầu thon sẽ được nối với ống, để chứa chất nhầy.

Đặt đầu thon vào miệng của mình, sau đó hút chất nhầy bên trong mũi bé ra ngoài. Bạn không cần lo lắng về việc hút chất nhầy vào miệng, dụng cụ sẽ được thiết kế an toàn.

Lặp lại quy trình với bên còn lại. Nhưng hãy lưu ý làm sạch dụng cụ và sát khuẩn trước khi thực hiện với bên mũi còn lại của bé nhé.

Cách sử dụng máy hút mũi điện

Đầu tiên, hãy đảm bảo máy hút điện đã được sạc đầy hoặc cắm nguồn điện, điều này sẽ tuỳ thuộc vào loại máy. Sau đó, kiểm tra đầu hút bảo đảm các phụ kiện đã được khử trùng sạch. Bạn nên nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm loãng chất nhầy, và chờ khoảng 2-3 phút cho dung dịch thẩm thấu.

Tiếp theo, bật máy hút mũi và chọn mức độ hút phù hợp (một số máy sẽ có nhiều chế độ hút). Hãy nhẹ nhàng đưa đầu hút vào mũi trẻ. Lưu ý không nên đưa vào quá sâu để tránh tổn thương niêm mạc. Di chuyển ống hút nhẹ nhàng xung quanh để hút sạch chất nhầy.

Sau khi hoàn thành, làm sạch đầu hút và tiếp tục với bên còn lại.

Ưu điểm

  • Hiệu quả cao
  • Dễ sử dụng
  • An toàn
  • Tiết kiệm thời gian

Lưu ý

  • Vệ sinh máy kỹ lưỡng, sạch sẽ trước khi cho vào mũi
  • Không lạm dụng, không nên hút mũi thường xuyên vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Kiểm tra trước khi sử dụng, đảm bảo máy hoạt động tốt, không bị trục trặc tránh làm đau bé.

Nếu trẻ có những dấu hiệu này, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay

  • Sốt cao, sốt trên 38 độ C và không hạ sốt sau khi đã được điều trị
  • Khó thở nghiêm trọng, thở khò khè, hụt hơi, hoặc ngưng thở.
  • Bỏ bú, không ăn uống, không chịu bú mẹ hoặc uống sữa trong một thời gian, và có dấu hiệu mất nước.
  • Lờ đờ, ngủ li bì, không phản ứng như thường ngày hoặc khó thức dậy.

Lưu ý cần nắm khi thực hiện hút mũi cho bé 

  • Không nên tự ý sử dụng những loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ nếu không được bác sĩ hướng dẫn.
  • Trước và sau khi hút mũi cho bé, cần phải vệ sinh, sát khuẩn các dụng cụ dùng để hút, lấy đờm.
  • Chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh làm trầy, làm tổn thương vùng niêm mạc của bé, điều này có thể làm bé chảy máu.
  • Khi thấy dịch nhầy quá nhiều, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị. Vì có thể bé mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, nên sẽ cần bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng dẫn kịp thời.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ.
  • Không nên hút mũi quá 3 lần/ngày, việc này có thể khiến niêm mạc mũi của em mỏng đi, và trở nên khô rát.
  • Không nên hút mũi bé bằng miệng, vì rất dễ lây vi khuẩn từ khoang miệng của người hút.
  • Trường hợp hút mũi cho bé đều đặn trong vòng 3 ngày nhưng không có dấu hiệu cải thiện các vấn đề, thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Đây rất có thể vì bé mắc các bệnh lý nghiêm trọng, cần hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Nội soi mũi cần lưu ý 4 điều này, bạn đã biết chưa?

Hút dịch mũi cho bé ở đâu? – Phòng khám tai, mũi, họng tại Đà NẵngHút mũi cho bé có tốt không?

Việc hút mũi cho bé tuy không quá khó khăn, nhưng sẽ cần thực hiện từ tốn để có thể đảm bảo đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, đối với các bậc phụ huynh bận bịu hoặc lo sợ hút mũi cho bé không đúng cách, gây ra tác dụng ngược. Thì giải pháp ở đây là gia đình có thể dẫn em đến phòng khám tai, mũi, họng để được hút mũi. 

Ngoài việc hút mũi, bác sĩ cũng sẽ tư vấn và hướng dẫn nếu như con em có các triệu chứng của những bệnh lý về đường hô hấp. Trong trường hợp này, bác sĩ cũng có thể đưa ra lộ trình điều trị, hay là giải pháp kịp thời. Các ba mẹ sẽ biết ngay cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ cho con em mình tốt nhất.

Nếu như con em có mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, hay cần thủ thuật hút mũi tại cơ sở, phòng khám y tế. Thì bạn có thể liên hệ với phòng khám Quang Hiền qua hotline được đặt ở cuối trang, hoặc thăm, khám tại địa chỉ trực tiếp này: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.

Trên đây là bài viết nhằm giải đáp thắc mắc “liệu rằng hút mũi cho bé có tốt không”. Mong rằng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin để bạn đọc có thể đưa ra hành động chính xác và kịp thời.