Phương pháp khám nội soi là một kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh hiện đại và tiên tiến, hỗ trợ trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Để có thể giải đáp những câu hỏi như: “khám nội soi là gì? Khi nào cần nội soi? Hoặc, những lưu ý khi khám nội soi là gì?” Mời bạn đồng hành cùng phòng khám Quang Hiền thông qua bài viết dưới đây.
Khám nội soi là gì?
Khám nội soi là một phương pháp sử dụng kỹ thuật y khoa hiện đại, được ứng dụng nhằm chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Nội soi sẽ được sử dụng ống nội soi, được trang bị đèn và camera. Sau đó, hình ảnh được camera thu lại và trình chiếu lên TV, để bác sĩ có thể thấy những vị trí cần theo dõi bên trong.
Bác sĩ khám nội soi sẽ thông qua các lỗ tự nhiên của cơ thể để có thể chẩn đoán tình trạng một cách chính xác, có thể kể đến như: tai, mũi, họng, hậu môn, cổ tử cung hoặc thông qua những vết cắt trên da để kiểm tra những vị trí khác (đây là phẫu thuật nội soi). Phương pháp khám nội soi không chỉ giúp bác sĩ theo dõi các khu vực bên trong cơ thể, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc lấy dị vật, mẫu sinh thiết.
Tuy nhiên, nội soi chỉ là một phương pháp chẩn đoán. Mặt khác, phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị bao gồm những thủ thuật như cắt bỏ hoặc sửa chữa.
Khi nào cần nội soi?
Câu hỏi được nhiều người đặt ra “những triệu chứng cần khám nội soi là gì?”. Để giải đáp thắc mắc, điều này sẽ tùy thuộc vào các cơ quan, bộ phận cũng như các biểu hiện lâm sàng với nhiều lý do khác nhau. Mà từ đó, bác sĩ có những chỉ định, hướng dẫn khác nhau. Một số triệu chứng cần khám nội soi có thể kể đến như:
- Đường hô hấp: tai, mũi, họng, phế quản, sẽ phát hiện được viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài, viêm xoang, viêm amidan,… Bạn có thể nhấn vào đây, nếu như thắc mắc liệu nội soi tai, mũi, họng có đau hay không.
- Đường tiêu hóa gồm: thực quản, dạ dày, đại tràng và ruột non,… Chẩn đoán các bệnh như viêm ruột, viêm loét đại tràng, loét dạ dày, táo bón mãn tính, tắc nghẽn thực quản,…
- Đường tiết niệu sẽ có bàng quang, niệu quản nhằm phát hiện các khối u ở những vị trí này.
- Đường sinh sản nữ gồm: cổ tử cung, phụ khoa,… phát hiện sớm bệnh lý ở những vị trí này như ung thư cổ tử cung.
- Khớp: Khám nội soi khớp sẽ giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh về khớp.
- Lồng ngực: quan sát các tổn thương bên trong lồng ngực, phổi.
Những trường hợp chống chỉ định khám nội soi là gì?
Tuy đây là phương pháp tiên tiến, hiện đại được ứng dụng cho nhiều đối tượng, tuy nhiên sẽ có một vài trường hợp không thể tiến hành nội soi. Vậy, những trường hợp chống chỉ định khám nội soi là gì? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây:
- Bệnh nhân già yếu, cơ thể suy nhược nhiều.
- Có huyết áp thấp (90/60 mmHg)
- Phụ nữ đang mang thai.
- Người bệnh có các bệnh lý như suy tim nặng, nhồi máu cơ tim, ho nhiều, khó thở, cao huyết áp,…
- Có vấn đề về tâm thần và cận sự phối hợp của bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
- Một số trường hợp hiếm gặp như: bệnh nhân có u thực quản hẹp hoặc bị bỏng thực quản do hóa chất.
Tác dụng và vai trò của khám nội soi là gì?
Bên cạnh những tác dụng thăm khám những vị trí bên trong cơ thể bằng cách quay phim chụp hình. Khám nội soi còn có những tác dụng như:
- Gắn dụng cụ đặc biệt vào máy nội soi để có thể lấy mẫu sinh thiết (được dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Xác định vị trí, loại bỏ dị vật bên trong.
- Xác định vị trí để lấy mẫu hoặc nhằm loại bỏ khối u.
- Đặt ống (stent) thông qua tắc nghẽn bên trong các cơ quan tiêu hóa do bệnh lý ung thư hay do hẹp bẩm sinh.
Những lưu ý cần nắm khi khám nội soi
Để chuẩn bị cho quá trình khám nội soi diễn ra suôn sẻ, bệnh nhân sẽ cần nắm một số lưu ý để đảm bảo an toàn như:
Tuân thủ hướng dẫn nhịn ăn và uống
- Thông thường, tùy vào vị trí nội soi mà người bệnh có thể được yêu cầu nhịn ăn khác nhau. Bệnh nhân nên tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ về thời gian nhịn ăn cụ thể khi thực hiện nội soi.
- Với nội soi đại tràng, bệnh nhân có thể dùng thuốc nhuận tràng để làm sạch ruột, điều này sẽ được bác sĩ chỉ định.
Thông báo về tiền sử bệnh, thuốc đang dùng ở thời điểm hiện tại
- Người bệnh sẽ cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh như tim, phổi hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến quy trình khám nội soi.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân cần cung cấp về thuốc đang sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc chống đông như aspirin, insulin, warfarin hoặc clopidogrel bao gồm những thuốc không kê đơn và thảo dược. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra khuyến cáo phù hợp. Một số loại thuốc có thể cần ngưng tạm thời trước khi thực hiện.
Sau khi nội soi, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và theo dõi
- Nghỉ ngơi: Nên nghỉ ngơi trong quãng thời gian còn lại trong ngày khám nội soi. Ngoài ra, bệnh nhân được gây mê cần nghỉ ngơi 1-2 giờ nếu như dùng thuốc gây mê.
- Theo dõi: Sau khi nội soi, nếu bệnh nhân gặp các triệu chứng bất thường, hãy chủ động thời gian tái khám, hoặc liên hệ ngay với phòng khám để nhận hướng dẫn kịp thời.
- Ăn uống: Người bệnh sau khi khám nội soi sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn phù hợp. Ví dụ như nội soi họng có thể sẽ cần ăn thức ăn lỏng, mềm như cháo hoặc súp nếu như không còn cảm giác khó chịu.
- Một số dấu hiệu nguy hiểm: Có một số dấu hiệu nguy hiểm mà bệnh nhân cần báo cho bác sĩ, như: Sốt cao, đau bụng kéo dài, khó chịu không giảm sau một thời gian nghỉ ngơi, cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt.
Điều cần chuẩn bị trước khi khám nội soi là gì?
Những điều cần chuẩn bị trước khi khám nội soi có thể là nhịn ăn, uống trước khi thực hiện. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần nhịn ăn bao lâu trước khi làm thủ thuật và có thể ăn các thức ăn lỏng, mềm như cháo, súp hay không. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả vị trí nội soi, và tình trạng hiện tại của người bệnh. Thủ tục khám nội soi thường rất nhanh chóng, rơi vào khoảng 1 giờ để có thể hoàn thành.
Đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc, thì sẽ cần tham khảo, trao đổi ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành nội soi. Thông thường, nội soi sẽ được thực hiện khi người bệnh tỉnh táo, một số trường hợp có thể gây tê vị trí nội soi.
Điều cần làm sau khi khám nội soi là gì?
Bạn sẽ được hướng dẫn, dặn dò bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế sau khi hoàn tất khám nội soi. Ví dụ, bệnh nhân có thể sẽ được nghỉ ngơi từ 1 đến 2 tiếng nếu như thực hiện nội soi bằng cách gây mê. Những hướng dẫn khác như nên ăn, uống gì sau khi nội soi cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phát hiện bất thường sau khi nội soi, người bệnh cần chủ động thời gian tái khám. Đây là một vài biểu hiện bệnh nhân cần báo bác sĩ và chủ động tái khám:
- Sốt
- Nôn, nôn ra máu, hoặc chảy máu mũi
- Khó thở, tức ngực.
- Cơn đau bụng dữ dội, kéo dài
- Màu phân thay đổi (đen, đỏ)
Tùy vào vị trí nội soi mà thời gian hồi phục khác nhau, người bệnh cần được nghỉ ngơi trong thời gian còn lại của ngày khám nội soi.
Khám nội soi tai-mũi-họng tại Đà Nẵng
Để lựa chọn một địa chỉ thăm khám nội soi tai, mũi, họng phù hợp. Bạn sẽ cần chú ý đến những yếu tố như: tay nghề bác sĩ, uy tín cơ sở, trang thiết bị máy móc, và quy trình khử trùng ống nội soi.
Xem thêm: Phòng khám tai mũi họng ngoài giờ
Đối với khu vực Đà Nẵng, nếu như bệnh nhân có các bệnh lý cần được nội soi ở các vị trí tai, mũi, họng. Thì có thể tham khảo phòng khám Quang Hiền, cơ sở có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị tai, mũi, họng. Phòng khám luôn cam kết đem đến cho bệnh nhân một trải nghiệm, quy trình điều trị tốt nhất cùng với mức giá phù hợp.
Trên đây là bài viết giải đáp các câu hỏi về khám nội soi là gì, cũng như những điều bạn cần biết về khám nội soi. Mong rằng bài viết có thể cung cấp đầy đủ thông tin để đọc giả có thể đưa ra quyết định tối ưu nhất. Nếu bạn có nhu cầu thăm, khám, hoặc nhận hỗ trợ từ phía phòng khám, bạn có thể liên hệ qua hotline cuối trang, hoặc đến trực tiếp địa chỉ tại đây: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com