Trong xã hội mà không khí trở nên ô nhiễm, nhiều khói bụi. Mũi của chúng ta phải tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, một số đó chứa tác nhân gây nên những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Thế nên, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý để vệ sinh xoang mũi, loại bỏ bụi bẩn sẽ có thể giúp đường thở thông thoáng hơn. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi được đặt ra “rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không ?”. Trước khi giải đáp vấn đề này, hãy cùng khám phá cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách nhé.
Nước muối sinh lý là gì?
Nước muối sinh lý là dung dịch muối có tỷ lệ 9g muối được hòa tan trong 1 lít nước, hay còn gọi là NaCL 0,9%. Có nồng độ tương đương với dịch trong cơ thể, điều này giúp nước muối an toàn và không gây kích ứng khi tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi hoặc những vết thương hở. Đây chính là nồng độ chuẩn và không nên tự pha chế tại nhà mà nên sử dụng sản phẩm đã được kiểm định chất lượng.
Tại sao cần phải rửa mũi?
Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ làm sạch khoang mũi, và loại bỏ những tác nhân gây nên dị ứng như bụi bẩn, vi khuẩn hoặc phấn hoa. Đặc biệt, đây là giải pháp hữu hiệu giúp giải phóng dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng.
Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, cảm cúm, viêm xoang cấp,…
Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý tương đối dễ và có thể thực hiện tại nhà, mà không cần đến những cơ sở y tế. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp mắc các bệnh lý về mũi có thể cần đến chỉ định của bác sĩ trước khi tiến hành rửa mũi. Dù phương pháp này tương đối dễ thực hiện, nhưng bạn cũng cần phải rửa đúng cách, để từ đó có thể phát huy hiệu quả một cách tốt nhất:
Chuẩn bị một chai nước muối sinh lý, không nên tự pha để có đảm bảo an toàn (nước muối có giá thành khá rẻ, dễ mua). Có thể chuẩn bị bình đựng củ tỏi, hoặc bình xịt phun sương để chứa nước muối.
Nghiêng đầu về một góc 45 độ về phía bồn rửa, tiếp theo sử dụng bình xịt để đưa dung dịch nước muối vào mũi này, và chảy sang lỗ mũi bên kia, mang theo bụi bẩn, dịch nhầy. Không nên ngã đầu ra sau vì có thể khiến nước muối chảy ngược vào bên trong mũi.
Lặp lại tương tự với mũi còn lại, sau khi rửa có thể xì mũi một cách nhẹ nhàng để loại bỏ nước và dịch còn sót lại. Lưu ý rằng không nên dùng nước quá mạnh hoặc quá nhiều.
Xem thêm: Nội soi mũi cần lưu ý 4 điều này, bạn đã biết chưa?
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không?
Rất nhiều người đang sử dụng nước muối có băn khoăn rằng: rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không. Thì câu trả lời ở đây là có. Đây là một hoạt động an toàn, không gây nhiều tác dụng phụ và rất hiệu quả để làm sạch khoang mũi, loại bỏ bụi bẩn, dịch nhầy trong mũi. Đặc biệt, phương pháp này hữu ích đối với những ai đang mắc các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hoặc sống ở môi trường không đảm bảo vệ sinh (bụi bẩn, ô nhiễm,…).
Đây cũng là một phương pháp tối ưu để giữ độ ẩm tự nhiên cho niêm mạc, giảm sưng tấy và có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng. Song, nước muối cũng có khả năng làm dịu các cơn nghẹt mũi, viêm xoang.
Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không?
Theo hướng dẫn của hiệp hội Tai, Mũi, Họng Hoa Kỳ (American Academy of Otolaryngology), việc rửa nước muối thường xuyên (1-2 lần/ngày) được xem là an toàn và hiệu quả đối với người trưởng thành và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận hướng dẫn phù hợp.
Em bé rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không? Vì sao?
Đối với trẻ em khỏe mạnh, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày không được khuyến cáo. Sử dụng nước muối để rửa mũi thường xuyên cho bé trong tình trạng mũi khỏe mạnh có thể làm mất đi lớp dịch tự nhiên của mũi, khiến mũi bị khô rát, kích ứng, và có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm. Đặc biệt, nếu rửa sai cách, có thể khiến trẻ đau, thậm chí có thể khiến nước chảy ngược vào tai, gây các bệnh lý về tai như viêm tai giữa.
Các bậc cha mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ với tuần suất thường xuyên (3 lần/ngày), đối với trường hợp viêm nhiễm, và có chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý khi cần thiết, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh, vì áp suất và hơi lạnh tỏa ra có thể khiến niêm mạc mũi của con em tổn thương. Nhất là khi áp suất bình xịt mạnh sẽ có thể tạo tác dụng ngược (khiến nước chảy ngược vào cổ họng, khiến con em dễ ho).
Đối với trẻ em, việc rửa mũi và tần suất thực hiện phải luôn tuân theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Không nên tự ý rửa mũi cho trẻ mà không có sự hướng dẫn chuyên môn.
Xem thêm: Các loại thuốc xông khí dung dành cho trẻ
Các trường hợp không nên rửa mũi
- Người bị viêm tai giữa: Nước muối có thể chảy ngược vào tai làm tình trạng viêm tai trở nên nặng hơn.
- Người có niêm mạc mũi nhạy cảm: Có thể gây ra kích ứng, tổn thương.
- Viêm mũi dị ứng nặng.
- Lệch vách ngăn mũi.
- Vừa trải qua phẫu thuật mũi: Sau khi phẫu thuật mũi, niêm mạc rất nhạy cảm và dễ tổn thương.
- Người thường xuyên chảy máu cam
Lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý
- Vệ sinh tay trước khi rửa mũi, đảm bảo tay sạch sẽ.
- Sử dụng nước muối đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng và được bày bán ở những cơ sở uy tín.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đang có các bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng.
- Nước muối chỉ hỗ trợ cho quá trình hồi phục khi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở mức nhẹ. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến nặng, người bệnh nên đến những cơ sở khám, chữa bệnh uy tín để tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Nếu tự pha nước muối, hãy đảm bảo không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
- Không áp dụng biện pháp này cho trẻ sơ sinh, hoặc những người có vết thương ở vùng mặt chưa lành.
Lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý (đối với trẻ em)
- Rửa mũi là phương pháp để giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu, chỉ với những trường hợp cần thiết. Ví dụ, nếu đờm mũi ảnh hưởng đến việc thở và ăn uống của em.
- Giảm đi số lần rửa và dừng rửa mũi nếu khi các triệu chứng được cải thiện.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cần theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Sử dụng các loại nước muối chất lượng, ở các cơ sở uy tín.
- Nên ngâm ấm lọ trước khi rửa mũi cho trẻ.
- Vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi bắt đầu rửa.
- Nếu nước mũi có màu khác thường (vàng, đục, có dịch nhầy), hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có thể có giải pháp kịp thời cho trẻ.
Đây là những lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý, cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, vì vấn đề quan trọng nên phòng khám Quang Hiền muốn nhấn mạnh một lần nữa. Hãy đưa trẻ đi thăm khám, và nhận chỉ định phù hợp trước khi tiến hành rửa mũi, nhằm bảo vệ sức khỏe cho con em và đảm bảo quá trình rửa mũi hiệu quả hơn.
Phòng khám Quang Hiền chuyên khoa Tai-Mũi-Họng tại Đà Nẵng
Nếu như con em có các triệu chứng bất thường, hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh lý về hô hấp. Bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có thể nhận chỉ định và hướng dẫn từ những người có chuyên môn. Tuyệt đối, không nên tự pha nước muối, hoặc tự rửa mũi cho bé nhiều lần nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.
Xem thêm: Phòng khám tai mũi họng ngoài giờ
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline được đặt ở cuối trang, hoặc thăm, khám trực tiếp tại địa chỉ: Phòng khám Quang Hiền với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và những thiết bị y tế hiện đại sẽ có thể khám, chữa cho con em, và đưa ra lộ trình điều trị toàn diện và hiệu quả. Ngoài ra, các bác sĩ sau khi thăm khám cũng sẽ đưa ra chế độ dinh dưỡng, những lưu ý để có thể bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho con em bạn tốt hơn.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất, bảo vệ sức khỏe gia đình toàn diện.
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com