Sau khi phục hồi niêm mạc mũi, bạn cần lưu ý 5 điều này

Viêm niêm mạc mũi, là tình trạng lớp niêm mạc bị sưng, viêm, tấy đỏ. Triệu chứng thường gặp có thể kể đến như nghẹt mũi, chảy dịch mũi trong, ngứa mũi hoặc đau rát họng, ho nhiều. Rất nhiều người hiện nay đang mắc phải các bệnh lý khiến phù nề niêm mạc mũi, gây ra nhiều đau đớn. Thế nên, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cách phục hồi niêm mạc mũi, cũng như cách phòng ngừa viêm niêm mạc mũi nhé.

Viêm niêm mạc mũi là bệnh gì?

Viêm mũi

Đây là một tình trạng phù nề niêm mạc mũi, gây ra các hiện tượng như nghẹt mũi, sổ mũi, và hắt hơi. Viêm mũi có thể đến từ việc vi khuẩn, virus tấn công gây ra tình trạng viêm, nhiễm. Một số trường hợp viêm mũi bao gồm:

  • Viêm mũi dị ứng
  • Viêm mũi không dị ứng (viêm mũi do thuốc cũng thuộc một phần)

Viêm xoang

Phục hồi niêm mạc mũi
Viêm xoang

Viêm niêm mạc mũi có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang gặp vấn đề về xoang mũi, điển hình trong đó là viêm xoang. Viêm xoang được chia làm 2 thể chính, trong đó bao gồm viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính. Bệnh lý viêm xoang có thể gây ra nhiều khó chịu, đi kèm theo là những tiểm ẩn nguy cơ biến chứng, vì đây là bệnh không hề dễ dàng điều trị. Thế nên, bệnh nhân sẽ cần chủ động trong việc thăm, khám để bảo đảm sức khỏe vùng xoang.

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc mũi

Những nguyên nhân gây ra viêm niêm mạc mũi có thể nhắc đến là:

  • Viêm xoang: Gây chảy dịch mũi, khiến người bệnh khó chịu, đau rát mũi, và gây viêm, phù nề niêm mạc mũi. Tùy thuộc vào vị trí khu vực viêm mà dịch mũi có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Dịch mũi chảy ra phía mũi khi mắc viêm xoang trước, và ngược lại chảy xuống họng khi bị viêm xoang sau.
  • Viêm mũi: Bao gồm viêm mũi dị ứng và viêm mũi không dị ứng. Có những triệu chứng như ngứa, đau, rát, chảy nước mũi, hoặc nghẹt mũi.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Điều này khiến mũi khó chịu, bị kích ứng làm sưng, phù nề niêm mạc mũi.
  • Môi trường ô nhiễm: Nhiều khói bụi cũng có thể khiến phù nề niêm mạc mũi, do mũi bị tổn thương bởi bụi bẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn.
  • Thói quen ngoáy mũi: Động tác ngoáy mũi có thể gây vỡ, nứt các mạch máu nằm ở lớp niêm mạc, có thể chảy máu mũi. 
  • Hút mũi, rửa mũi: Hút, rửa mũi không đúng cách, hoặc sử dụng dung dịch không thích hợp cũng có thể khiến niêm mạc mũi viêm và gây ra hiện tượng phù nề niêm mạc.

Vài triệu chứng của viêm niêm mạc mũi:

  • Ngứa, đau và rát mũi.
  • Có cảm giác sưng, nóng, đỏ ở vùng mũ
  • Sổ mũi, đau nhức mũi và nghẹt mũi.

Xem thêm: Cách lấy dị vật trong mũi, 4 trường hợp cần gặp bác sĩ ngay

Phục hồi niêm mạc mũi

Một số giải pháp giúp hỗ trợ phục hồi niêm mạc mũi, như:

  • Nước muối xịt mũi: Nước muối có thể làm loãng chất dịch nhầy bên trong và làm dịu niêm mạc mũi. Lưu ý nên sử dụng loại nước muối sinh lý chất lượng, được bày bán ở cơ sở uy tín ( NaCl 0.9%).
  • Thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid: Trong trường hợp nước muối hoặc thuốc xịt kháng histamine dạng xịt không hiệu quả.
  • Thuốc xịt chống dị ứng: Thuốc xịt sẽ được sử dụng nếu như thuốc kháng histamine dạng uống không kiểm soát được các triệu chứng, thì thuốc kháng histamine dạng xịt sẽ làm giảm đi các triệu chứng.
  • Thuốc kháng cholinergic hay còn gọi là thuốc đối kháng acetylcholin: Hoạt động bằng cách ức chế tác động của acetylcholin. Đây một chất dẫn truyền thần kinh, và chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng trong cơ thể, trong đó bao gồm điều tiết tuyến nhầy & co cơ trơn trong hệ hô hấp.
  • Thuốc co mạch: Thuốc này có tác dụng giảm tắc nghẹt mũi, tác dụng phụ có thể bao gồm huyết áp cao, tim đập nhanh và hồi hộp.Phục hồi niêm mạc mũi
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp tình trạng nặng không thể kiểm soát được bằng những cách điều trị thông thường, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định để loại bỏ tổ chức gây viêm.

Biến chứng của viêm niêm mạc mũi 

Viêm niêm mạc mũi nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác và ảnh hưởng đến chức năng sinh lý như:

  • Giảm khả năng hô hấp: Điều này sẽ làm giảm lượng oxy hít vào, gây nên ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các bộ phận. Bệnh nhân có thể có triệu chứng đau đầu, suy giảm trí nhớ, lo âu,… 
  • Mất đi khứu giác
  • Biến chứng đường hô hấp dưới: Các biến chứng có thể kể đến như viêm thanh quản, khí quản, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản.
  • Biến chứng vùng mắt: Thường xuyên gặp, đặc biệt ở trẻ em. Vi khuẩn theo ống lệ gây viêm kết mạc, túi lệ hoặc viêm bờ mi,…
  • Viêm mũi biến chứng thành viêm xoang: Trong trường hợp viêm mũi biến chứng thành viêm xoang mà không được điều trị kịp thời, sẽ có thể gây ra tình trạng viêm, nhiễm lây lan sang các bộ phận khác như hốc mắt, dây thần kinh võng mạc,…

Xem thêm: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không?

Nội soi mũi cần lưu ý 4 điều này, bạn đã biết chưa?

Cách phòng ngừa viêm niêm mạc mũi

Phục hồi niêm mạc mũi
Lưu ý sau khi phục hồi niêm mạc mũi

Sau khi phục hồi niêm mạc mũi hoàn tất, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh xa các tác nhân có thể tăng nguy cơ dị ứng, viêm niêm mạc mũi, đường hô hấp như hóa chất, mỹ phẩm,…
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn trong không khí, và trên hết là vệ sinh những dụng cụ có thể tiếp xúc với mũi.
  • Hạn chế ngoáy mũi, chỉ nên vệ sinh cùng sản phẩm chuyên dụng.
  • Rửa mũi đúng cách mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, đồng thời cấp ẩm cho vùng niêm mạc, tạo nên cảm giác dễ chịu.
  • Nâng cao sức khỏe bằng cách tập thể thao, nâng cao chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, cũng cần tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Hướng dẫn chi tiết về cách rửa mũi an toàn và hiệu quả

  1. Sử dụng bình xịt nước muối sinh lý dạng phun sương.
  2. Nghiêng đầu 1 góc 45 độ về phía chậu, dùng bình xịt vào mũi để chảy nước muối từ mũi này sang lỗ mũi bên kia. Không nên ngã đầu ra phía sau, điều này có thể khiến nước muối chảy ngược vào mũi.
  3. Mở miệng (thở bằng miệng), sau đó xịt nước muối từ từ vào khoang mũi. Thỉnh thoảng, nước muối có thể chảy xuống họng, nhưng không cần lo ngại.

Trên đây là bài viết về những tác nhân gây ra viêm niêm mạc mũi, và bên cạnh đó là cách phục hồi niêm mạc mũi đúng cách. Hy vọng rằng bạn đọc có thể tham khảo đầy đủ thông tin, để từ đó đưa ra giải pháp điều trị kịp thời. Nếu như bạn hoặc người thân đang mắc các bệnh lý kể trên, thì nên thăm khám sớm nhất có thể nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ hotline ở cuối trang để nhận hướng dẫn, hoặc đến trực tiếp địa chỉ: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.