Ho có đờm, ngứa cổ là triệu chứng bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Những triệu chứng này gây nhiều khó chịu, làm giảm đi chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế, hãy tìm hiểu những nguyên nhân và cách phòng tránh, cũng như cách chữa ho có đờm, ngứa cổ trong bài viết này nhé.
Tại sao lại ho có đờm ngứa cổ ?
Ho có đờm, ngứa cổ là những triệu chứng thường gặp, cho thấy hệ hô hấp bị kích ứng, gặp ở mọi độ tuổi. Những tác nhân gây ra ho có đờm, ngứa cổ hoặc ho khan có thể đến từ:
Cảm lạnh, cảm cúm
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra nguyên nhân ho có đờm ngứa cổ. Người bệnh sẽ có những dấu hiệu như ho, ngứa, rát cổ họng, uể oải, chảy nước mũi. Bệnh lý này thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu bệnh nhân chăm sóc tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các cơn ho có thể kéo dài từ 1-3 tuần dù đã khỏi cảm cúm.
Dị ứng
Cơ thể dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật hoặc thức ăn có thể dẫn đến ho rát họng, hoặc ho có đờm ngứa cổ, một phản ứng của cơ thể để đào thải bụi bẩn, vi khuẩn, vi sinh vật ra bên ngoài. Người bệnh sẽ có thể xuất hiện dấu hiệu như ho khan, ho có đờm, ngứa cổ.
Viêm phổi, viêm phế quản
Các cơn ngứa họng và ho có đờm có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Người bệnh có thể ho nhiều hơn thông thường nếu các cơ quan bị nhiễm trùng dẫn đến bệnh mạn tính. Bệnh nhân lúc này sẽ có triệu chứng như ho có đờm, ngứa cổ, ho khan, đau họng, khó thở, ớn lạnh.
Trào ngược dạ dày
Tuy không phải tác nhân chính gây ra ho có đờm, ho khan nhưng trào ngược dạ dày có thể dẫn đến tình trạng ợ chua khi ngủ, gây kích thích vùng cổ họng, tạo cảm giác ho khan, ho có đờm ngứa cổ.
Hen suyễn
Người mắc bệnh hen suyễn sẽ có niêm mạc ống phế quản sưng to và thu hẹp dẫn đến tình trạng khó thở hoặc ho có đờm, ho khan. Lúc này, các cơn ho thường xuất hiện vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây ra tình trạng uể oải. Trường hợp ho khan nhiều hơn thông thường, người bệnh có thể đã mắc hen suyễn mạn tính.
Viêm họng
Viêm họng thường xuất hiện khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Dấu hiệu thường thấy của bệnh viêm họng là ho khan, ho có đờm, ngứa cổ, sưng vùng họng, đau đầu, sốt, uể oải. Viêm họng cũng có thể đến từ các nguyên nhân khác như vi khuẩn, virus, trào ngược dạ dày hoặc dị ứng.
Viêm xoang
Ho có đờm, ngứa cổ, hơi thở có mùi hôi hoặc ho khan là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm xoang. Bên cạnh ho ngứa cổ, ho khan, bệnh nhân mắc viêm xoang có thể gặp các triệu chứng khác, bao gồm đau đầu, đau nhức vùng mũi, mặt, chảy dịch mũi (có màu xanh hoặc vàng),…
Một số tác nhân khác
Một số tác nhân khác có thể kể đến như mất nước, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất, thời tiết thay đổi thất thường, uống nhiều nước đá hoặc tính chất công việc cần thường xuyên nói nhiều.
Xem thêm: Viêm amidan có ho không? Cách điều trị ra sao?
Ho có đờm ngứa cổ để lại hậu quả nghiêm trọng
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gián đoạn sinh hoạt, khó tập trung, khó ăn uống.
- Buồn nôn, ợ hơi, suy nhược cơ thể, uể oải.
- Tuy ho không trực tiếp gây ung thư vòm họng nhưng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Ung thư vòm họng có các yếu tố nguy cơ chính là virus EBV, yếu tố di truyền và môi trường.
- Vi khuẩn virus có thể theo đường hô hấp lan xuống phổi, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn gây ra viêm phổi.
- Dây thanh quản bị tổn thương.
- Huyết áp tăng.
Cách chữa ho có đờm ngứa cổ tại nhà
Một số cách chữa ho có đờm ngứa cổ tại nhà:
Súc miệng với nước muối
Một phương pháp tự nhiên nhưng vô cùng hiệu quả trong việc suy giảm triệu chứng ho có đờm ngứa cổ. Bạn nên mua nước muối tại những cơ sở uy tín, sau đó ngậm một ngụm dung dịch, ngửa cổ hướng mắt lên trần nhà, hãy giữ nước muối ở vùng cổ họng khoảng 10s và nhổ nước muối ra ngoài. Bạn có thể thực hiện 2-3 lần trong ngày.
Uống trà gừng
Gừng và mật ong có tính ấm, kháng khuẩn và chống viêm tốt, giúp làm dịu cơn ho ngứa cổ. Cách pha như sau:
- 1 cốc nước ấm, pha cùng 1 thìa mật ong
- Rửa sạch sau đó bào mỏng gừng và cho vào cốc nước
- Khuấy đều thành phần và dùng khi còn đang ấm
Bột nghệ
Trong nghệ có chứa curcumin, một hợp chất kháng viêm tốt giảm viêm nhiễm ở vùng cổ họng. Có thể pha như sau:
- 1 cốc nước ấm pha cùng 1 thìa mật ong
- Hòa quyền bột nghệ vào cốc
- Khuấy đều và dùng khi còn ấm
Chanh và mật ong
Chanh và mật ong có tính chất chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu cơn ngứa cổ họng. Lấy nước cốt chanh (1 trái) và hòa quyện cùng 1 muỗng canh mật ong. Đảm bảo đây là mật ong thật, không có chất tạo màu. Người bệnh có thể sử dụng dung dịch này vào buổi sáng, không chỉ giảm đi cơn ho có đờm ngứa cổ, mà còn là một cách kích hoạt cả ngày tràn đầy năng lượng.
Trà thảo mộc
Một số trà thảo mộc như bạch quả, đương quy, cam thảo có thể giúp làm dịu cơn ho có đờm, ngứa cổ.
Phòng ngừa ho có đờm ngứa cổ
Sau khi triệu chứng ho khan, ho có đờm, ngứa cổ thuyên giảm, bạn nên lưu ý những điều sau để phòng tránh cơn ho hiệu quả:
Phòng tránh bệnh lý trào ngược dạ dày
Ăn ít vào bữa tối, tránh đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay, nóng, quá chua, quá lạnh và ăn trước 2 giờ trước khi ngủ.
Tạo độ ẩm cho không khí
Trồng cây xanh để cân bằng độ ẩm, một số loại cây như húng quế, oải hương hay bạc hà có thể lọc không khí, tránh nấm mốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, tránh trường hợp khô họng, gây ra ho khan.
Chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và luyện tập thể thao điều độ. Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, tránh xa tác nhân gây dị ứng, bụi bẩn, rượu bia hoặc khói thuốc lá. Bên cạnh đó, hạn chế hét to, nói lớn, việc này có thể kích thích cổ họng.
Thay đổi tư thế ngủ
Kê gối sao cho phù hợp với tư thế nằm cũng như tạo cảm giác thoải mái sẽ giúp đường thở của bạn thông thoáng hơn, giảm nhẹ cảm giác ho khan. Bạn cũng có thể nằm nghiêng khi ngủ, giúp bạn dễ thở và giảm đi tình trạng ho khan.
Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý:
- Tiêm vaccine phòng cúm định kỳ
- Rửa tay thường xuyên, rửa sạch sẽ trước khi dùng bữa.
- Đeo khẩu trang khi có triệu chứng, ngăn lây nhiễm cho những người xung quanh.
- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh, giữ khoảng cách đối với ai đang mắc bệnh hô hấp.
Xem thêm: 9 dấu hiệu cần nội soi thanh quản không nên ngó lơ
Khi nào cần đến cơ sở y tế?
Bạn có thể chăm sóc và điều trị ngay tại nhà đối với trường hợp có những triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế nếu gặp các triệu chứng như:
- Sốt cao trên 38,5 độ C, có thể không thuyên giảm trong nhiều ngày.
- Khó thở, đau, tức ngực hoặc khó nuốt.
- Ho kéo dài trên 1-2 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Có đờm vàng hoặc xanh, đôi khi kèm theo máu
Đối với những trường hợp trên, việc thăm khám sớm là điều cần thiết trong việc chẩn đoán các nguyên nhân gây ra triệu chứng để có thể điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết này cung cấp thông tin đầy đủ để bạn có thể phòng tránh, hay chữa dứt điểm các cơn ho có đờm ngứa cổ. Tuy nhiên, trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên nhưng triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Bạn có thể liên hệ với phòng khám tai mũi họng Quang Hiền thông qua hotline, các kênh truyền thông được đặt bên dưới hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ bên dưới.
- Facebook: Phòng Khám Quang Hiền
- Tel: (+084) 0904773546