Đau họng là triệu chứng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nguyên nhân lại đến từ những yếu tố khác nhau. Trong đó, đau họng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, hoặc chỉ là một triệu chứng của thời tiết thay đổi và có thể tự khỏi ngay sau đó. Để có thể biết nguyên nhân gây ra đau họng, cũng như cách chữa đau họng và cách phòng ngừa, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ra đau họng?
Đau họng có thể là triệu chứng đến từ những bệnh lý như viêm amidan, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản,… Những nguyên nhân khác có thể bao gồm thói quen hàng ngày, tính chất công việc yêu cầu nói nhiều, hay môi trường sống ô nhiễm khiến cổ họng đau, rát. Hãy cùng điểm qua một số tác nhân gây đau họng đến từ bên ngoài:
- Thời tiết thay đổi thất thường
- Nhiễm lạnh do nước mưa
- Dùng đồ ăn, nước uống lạnh
- Nhiệt độ điều hòa quá thấp
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
- Sử dụng bia rượu, thuốc lá
- Ăn đồ cay, nóng thường xuyên
- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
Cách chữa đau họng tại nhà (bằng thuốc)
Hãy cùng điểm qua những cách chữa đau họng, giúp làm dịu cơn đau ngay dưới đây:
1/ Điều trị bằng thuốc
- Paracetamol: Có hiệu quả giảm đau họng nếu nguyên nhân đến từ viêm họng cấp.
- Corticosteroid, kháng sinh: Giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau họng mang lại, hiệu quả hơn so với việc chỉ dùng kháng sinh. Corticosteroid chỉ được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.
- Thuốc xịt họng gây tê: Phù hợp cho trẻ em 3 tuổi trở lên và người trưởng thành, cần theo chỉ định của bác sĩ.
2/ Viên ngậm họng
Viên ngậm họng có benzocaine giúp thuyên giảm triệu chứng đau họng. Tuy nhiên, viêm ngậm chỉ dùng cho người lớn hoặc trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên.
3/ Thuốc ho
Có thể sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, thuốc ho sẽ có tác dụng giảm kích ứng cổ họng.
4/ Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin thường hiệu quả cho triệu chứng đau họng từ tác nhân dị ứng, và chảy nước mũi sau. Ngoài ra, loại thuốc này còn hỗ trợ giảm xuất tiết chất nhầy khi cơn dị ứng bùng phát.
5/ Thuốc kháng axit
Trường hợp đau họng đến từ trào ngược axit thì có thể dùng thuốc kháng axit để giảm đi tình trạng trào ngược, từ đó có thể cải thiện cơn đau họng.
6/ Thuốc dị ứng (nếu đau họng do dị ứng)
Bạn có thể dùng thuốc dị ứng theo toa, hoặc giải mẫn cảm để thuyên giảm các cơn dị ứng gây ra đau họng.
Xem thêm: Sau khi nội soi nên ăn gì? 6 thực phẩm nên tránh
Bên cạnh các phương pháp làm giảm, chữa đau họng bằng thuốc, bạn có thể tham khảo những cách chữa đau họng bằng phương pháp tự nhiên.
Cách giảm đau họng bằng phương pháp tự nhiên
Một vài cách để thuyên giảm, cách chữa đau họng bằng các nguyên liệu dễ tìm thấy:
1/ Súc miệng bằng nước muối
Phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong việc giảm đau, giảm đờm. Nên sử dụng loại nước muối sinh lý có nồng độ NaCl 0,9 được pha sẵn và bày bán ở các tiệm thuốc uy tín. Khi súc miệng, hãy ngậm một ngụm nước muối, ngửa cổ hướng mắt lên trời và giữ nước muối ở vùng đau trong khoảng 30 đến 60 giây và nhổ ra. Người bệnh có thể thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
2/ Giảm đau họng bằng nước gừng mật ong
Gừng có tính ấm, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả, hỗ trợ làm dịu cơn đau họng. Cách pha như sau:
- Gọt, rửa sạch củ gừng
- 1 cốc nước ấm cùng một thìa canh mật ong (nguyên chất)
- Bào nhỏ gừng cho vào cốc
- Khuấy đều rồi dùng ngay, có thể dùng 2-3 lần trong ngày.
3/ Chữa đau họng bằng cam thảo
Cam thảo theo y học cổ truyền, không có độc tố, giúp thanh nhiệt, chống viêm, kháng khuẩn nên thường dùng trong các bài thuốc điều trị hô hấp. Theo Y học ngày nay, cam thảo có chứa acid glycyrrhizic có tác dụng chống co thắt cơ trơn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, làm dịu cổ họng.
4/ Giảm đau họng cùng tỏi
Theo nghiên cứu, tỏi có hàm lượng lớn allicin, fitonxit và liallyl, giúp kháng khuẩn kháng viêm và chống oxy hóa. Do đó, tỏi có thể làm dịu đi các cơn đau họng, bạn có thể sử dụng tỏi như sau:
- Ngâm giấm: Bóc vỏ tỏi sạch, ngâm giấm trong 1 tháng. Lấy 2 nhánh tỏi đã ngâm, thái lát mỏng và ngậm trong vòng 10 phút.
- Ngâm mật ong: Bóc sạch vỏ tỏi, đập dập ra và cho vào lọ (thủy tinh), thêm mật ong phù đều lên, sao cho ngập bề mặt rồi đậy kín. Có thể sử dụng sau 5 ngày, nên pha cùng nước ấm.
5/ Dùng máy tạo độ ẩm
Có thể nguyên nhân gây ra đau họng đến từ thời tiết thất thường, khiến độ ẩm không khí thấp. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm có thể làm dịu cơn đau họng.
Tránh ăn gì để ngăn đau họng nghiêm trọng hơn?
Người bệnh khi đau họng, nên tránh các loại thức ăn có thể kích thích vùng niêm mạc, khiến bệnh trầm trọng hơn. Bệnh nhân đau họng cần tránh:
- Đồ ăn khô, cứng, hoặc đồ ăn sấy khô
- Nước đá lạnh
- Đồ cay, nóng và chua
- Bia rượu, thuốc lá và môi trường ô nhiễm
Nên tránh các thói quen, và các loại thực phẩm, nước uống trên. Và nên sử dụng các món ăn loãng, mềm như cháo hoặc súp.
Phòng ngừa đau họng
Một số lưu ý để bạn có thể phòng ngừa cơn đau họng hiệu quả:
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Tránh những món cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Tập luyện thể thao điều độ.
- Hạn chế bia rượu, cà phê và tránh xa khói thuốc lá.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Đeo khẩu trang khi đi đường.
- Rửa tay cùng xà phòng trước khi ăn uống.
- Tránh hò hét quá mức, hay nói quá nhiều.
- Giữ khoảng cách với người bị ho, cảm
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân
- Thường xuyên vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn
Trường hợp đau họng kéo dài nên xử trí ra sao?
Nếu bệnh nhân đau họng kéo dài hơn 2 tuần nhưng không cải thiện, dù đã áp dụng những giải pháp trên, thì người bệnh cần tiến hành thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng. Từ đó, bác sĩ có thể kiểm tra và đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng đau họng của bạn.
Nên khuyến cáo đi khám nếu:
- Đau họng kèm sốt cao trên 38.5°C.
- Đau họng kéo dài trên 1 tuần không thuyên giảm.
- Khó thở hoặc nuốt khó.
- Có hạch cổ to, sưng.
Các đối tượng đặc biệt cần đi khám ngay:
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
- Người già trên 65 tuổi.
- Người có bệnh nền mãn tính (tiểu đường, tim mạch, gan, thận…).
- Phụ nữ có thai.
- Người suy giảm miễn dịch (Mắc bệnh HIV/AIDS, đang hóa trị,…).
- Phát ban hoặc có những triệu chứng bất thường gồm thay đổi màu da, sưng tấy, đau ở các vùng trên cơ thể.
Xem thêm: 5 cách chữa ho có đờm ngứa cổ tại nhà dễ thực hiện
Chủ động thăm khám khi thấy các triệu chứng này sẽ giúp bạn tránh được các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đau họng, hoặc bác sĩ có thể điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Mong rằng bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về căn bệnh đau họng cho bạn, cũng như nhận thức được mức độ nguy hiểm của triệu chứng này và có giải pháp kịp thời.
Trong trường hợp bạn đã thực hiện các cách chữa đau họng phía trên nhưng không hiệu quả. Bạn có thể thăm khám tại phòng khám tai mũi họng Quang Hiền ở địa chỉ hoặc liên hệ qua hotline hoặc các kênh liên lạc phía bên dưới để nhận hướng dẫn kịp thời.
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com