Bệnh lý viêm amidan là một căn bệnh tai mũi họng phổ biến tại Việt Nam. Đây là bệnh lý thường thấy ở trẻ em, tuy nhiên thì vẫn xuất hiện ở mọi độ tuổi. Bên cạnh đó, viêm amidan có thể biến chứng trở nên nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vì thế, việc tìm hiểu các dấu hiệu viêm amidan để có biện pháp xử lý sớm nhất là điều vô cùng cần thiết.
Viêm amidan là gì?
Amidan là một tổ chức lympho ở sau vùng cổ họng, có cấu tạo nhiều khe và nhiều hốc nhỏ. Các hốc amidan còn được xem như một lớp bảo vệ hệ hô hấp, khi vi khuẩn, nấm hoặc virus xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, khi các tác nhân tấn công với số lượng lớn, chiếc “áo giáp amidan” lúc này sẽ không thể chống đỡ, gây ra tình trạng viêm, nhiễm amidan.
Đây là một bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ em, tuy nhiên có thể bắt gặp ở nhiều lứa tuổi. Các dấu hiệu viêm amidan rõ rệt nhất gồm đau họng, sưng vùng amidan và sốt cao. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện hoặc bị suy yếu cũng là cơ hội tốt để vi khuẩn và virus tấn công.
- Viêm amidan cấp tính: Dấu hiệu viêm amidan cấp tính rõ rệt nhất là sốt cao (37,5-40 độ C), bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, rát họng và khó nuốt. Một số dấu hiệu viêm amidan khác có thể là niêm mạc họng sưng, đỏ, cơ thể uể oải, chán ăn, tiểu ít, hoặc lưỡi trắng.
- Viêm amidan mạn tính: Tình trạng cấp tính diễn ra nhiều lần sẽ gây nên viêm amidan mạn tính, có dấu hiệu tương tự nhiên cấp tính nhưng sẽ có một số dấu hiệu khác, gồm: miệng có mùi hôi, vướng víu cổ họng, ho khan, ho có đờm, khàn giọng, thở khò khè, ngủ ngáy hoặc thậm chí ngưng thở khi ngủ.
Bên cạnh đó, viêm amidan mạn tính còn có thể dẫn đến sỏi amidan, do các tế bào chết, thức ăn đọng lại trong các khe amidan. Sau một thời gian, các mảnh vật chất này có thể đông cứng và biến thành những viên sỏi nhỏ, cần thủ thuật y tế để loại bỏ.
Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan
Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan có thể đến từ nhiều tác nhân, như môi trường ô nhiễm, tình trạng sức khỏe, vệ sinh cá nhân, hoặc thời tiết thay đổi đột ngột,… Để biết rõ hơn về các dấu hiệu viêm amidan, đầu tiên bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, một số nguyên nhân có thể là:
- Có tiền sử mắc các bệnh hô hấp như ho gà, sởi,…
- Không thường xuyên vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách.
- Môi trường khói bụi, ô nhiễm (hóa chất độc hại, khói thuốc lá,…).
- Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc thức ăn đông lạnh.
- Thời tiết thay đổi thất thường.
Nhận biết dấu hiệu viêm amidan
Một số dấu hiệu viêm amidan mà người bệnh có thể theo dõi:
- Hơi thở có mùi, xuất hiện dịch mủ vàng, hoặc trắng.
- Khó nuốt, khó ăn uống, vướng víu ở vùng họng và chán ăn.
- Khàn giọng, ho khan, đặc biệt khi người bệnh vừa ngủ dậy.
- Khó thở, thở khò khè hoặc ngưng thở khi ngủ.
- Sốt cao đến 39-40 độ C.
- Khó tiêu, tiểu ít.
- Amidan sưng đỏ, đau cổ họng.
Dấu hiệu viêm amidan ở trẻ em có thể quấy khóc, chảy nước dãi, chán ăn, thở khò khè hoặc nghe tiếng ngáy khi ngủ. Một số trường hợp viêm amidan có thể sưng to hơn bình thường khiến người bệnh khó thở hoặc thậm chí ngưng thở khi ngủ.
Biến chứng nguy hiểm của viêm amidan
Khi không điều trị dứt điểm hoặc không kịp thời, các dấu hiệu viêm amidan sẽ trở nên nguy hiểm, trầm trọng hơn dẫn đến các biến chứng như:
- Áp xe amidan: Xảy ra khi có sự hình thành túi mủ xung quanh vùng viêm amidan, khiến người bệnh đau họng, khó nuốt, và hơi thở có mùi hôi.
- Viêm tai giữa: Vi khuẩn có thể lan sang ống tai dẫn đến viêm tai giữa.
- Viêm xoang: Vi khuẩn có thể lan rộng sang các xoang và gây ra viêm xoang.
- Viêm phế quản, viêm phổi: Trường hợp vi khuẩn tấn công đường hô hấp dưới.
- Thấp tim: Bệnh thấp tim là biến chứng vô cùng nghiêm trọng, bị tổn thương van tim.
- Viêm cầu thận cấp: Biểu hiện là phù nề, tiểu máu và huyết áp cao.
- Ngưng thở khi ngủ: Amidan sưng quá to có thể khiến đường thở hẹp, khiến bệnh nhân ngáy nhiều, ngưng thở khi ngủ.
- Viêm hạch cổ: Có thể gây ra hạch bạch huyết vùng cổ bị viêm, gây ra triệu chứng sưng, đau ở vùng cổ.
Xem thêm: Nội soi xoang mũi cần lưu ý 10 điều này
Chẩn đoán viêm amidan thực hiện như thế nào?
Khám lâm sàng
Bác sĩ có thể lấy dịch cổ họng hoặc dựa trên khám lâm sàng vùng họng của bệnh nhân. Mẫu dịch vùng họng sau khi được bác sĩ lấy sẽ gửi đến phòng xét nghiệm nhằm xác định tác nhân gây bệnh.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu cũng có thể được bác sĩ chỉ định nhằm quan sát, kiểm tra nguyên nhân gây bệnh.
Đánh giá điểm Centor/McIsaac
Một tiêu chí chấm điểm để bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng và tình trạng viêm do nhiễm khuẩn.
Test nhanh Strep A
Xét nghiệm này dùng để phát hiện sự xuất hiện của liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes).
Cấy vi khuẩn họng
Đây là xét nghiệm được áp dụng để xác định chính xác nguyên nhân (loại vi khuẩn) gây nhiễm, từ đó bác sĩ có thể đưa ra lựa chọn kháng sinh phù hợp.
Các xét nghiệm khác bổ sung
Các xét nghiệm khác như CRP, bạch cầu có thể được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm amidan đến từ nguyên nhân nghiêm trọng hơn hoặc cần đánh giá, theo dõi thêm.
Các phương pháp trên sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa có cái nhìn rộng hơn về tình trạng viêm nhiễm để có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đâu là những phương pháp điều trị viêm amidan?
Có 2 phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa, trong đó nội khoa sẽ sử dụng thuốc để điều trị và ngoại khoa sẽ là phương pháp can thiệp nếu thuốc không mang lại hiệu quả, cụ thể:
Thuốc kháng sinh
Sẽ được bác sĩ chỉ định và kê đơn thuốc trong những trường hợp người bệnh cần điều trị nhiễm khuẩn ổ amidan. Lưu ý, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bên cạnh đó cần tái khám đúng hẹn để có thể đạt kết quả như mong đợi.
Phẫu thuật (cắt amidan)
Thủ thuật cắt amidan là phương pháp điều trị dứt điểm viêm amidan. Ngoài ra, kỹ thuật này còn được áp dụng khi:
- Bệnh nhân khó thở, ngưng thở khi ngủ.
- Thở khò khè, khó nuốt.
- Áp xe điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả.
Khi nào nên cắt amidan?
Trong trường hợp điều trị nội khoa nhưng không suy giảm, và các dấu hiệu viêm amidan ngày càng trở nên nặng hơn, thì lúc này thủ thuật cắt amidan sẽ được bác sĩ chỉ định cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Trường hợp chống chỉ định cắt amidan
Trường hợp tương đối
- Rối loạn cầm máu do bệnh lý gây nên hoặc do bẩm sinh.
- Nhiễm khuẩn toàn thân hoặc đang trong thời kỳ viêm cấp, có biến chứng tại chỗ.
- Mắc các bệnh mạn tính chưa điều trị ổn định
- Phụ nữ có thai hoặc có kinh nguyệt
- Vùng đang ở có bệnh dịch (sởi, cúm, sốt xuất huyết)
- Trẻ em dưới 3 tuổi và người lớn tuổi có sức khỏe tổng thể không khả quan.
Trường hợp chống chỉ định tuyệt đối
- Mắc các bệnh dị ứng nghiêm trọng hoặc có tiền sử phản vệ.
- Có bệnh lý về đường máu như rối loạn đông cầm máu, huyết áp cao hoặc có triệu chứng chảy máu kéo dài,…)
- Người bệnh mắc bệnh lý về tim mạch
- Bệnh nhân đang mắc bệnh mãn tính như lao, đái tháo đường.
Viêm amidan có lây không?
Bản thân bệnh lý này không có tính lây lan. Tuy nhiên, viêm amidan đa phần đến từ vi khuẩn, nấm hoặc virus, vì thế mà bệnh lý này cũng có thể lây sang người khác qua nhiều đường khác nhau. Để chủ động phòng tránh lây lan, hạn chế tiếp xúc với người bệnh có dấu hiệu viêm amidan.
Phòng ngừa bệnh lý viêm amidan như thế nào?
Để phòng ngừa viêm amidan, bạn có thể theo dõi hướng dẫn sau:
- Rửa tay thường xuyên, mỗi lần rửa cùng xà phòng.
- Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ hàng ngày như súc họng, rửa mũi,…
- Tránh dùng chung đồ vật với người đang nhiễm amidan đặc biệt là dụng cụ ăn uống.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất và uống đủ nước (nước lọc).
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm, khói bụi hoặc khói thuốc lá
- Dành thời gian để nghỉ ngơi.
- Ăn thức ăn mềm, lỏng nếu thấy đau khi nuốt.
- Hạn chế hét, nói to.
Xem thêm: Sau khi nội soi xong nên ăn gì? 6 thực phẩm cần tránh
Thông qua bài viết, bạn có thể thấy sự nguy hiểm của bệnh lý này. Và cũng hy vọng rằng bài viết cung cấp đầy đủ những dấu hiệu viêm amidan để bạn có thể nhận biết và đưa ra phương hướng điều trị kịp thời. Tuy nhiên, ngay khi thấy những dấu hiệu viêm amidan dần trở nên, bạn không nên tự xử trí mà nên đến hoặc liên hệ cơ sở y tế để đặt lịch thăm khám gần nhất.
Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp, hoặc cần thăm khám tại Đà Nẵng, bạn có thể liên hệ với phòng khám tai mũi họng Quang Hiền thông qua các kênh liên lạc bên dưới hoặc tại địa chỉ bên dưới.
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com