Viêm họng hạt: Phương pháp điều trị hiệu quả và phòng ngừa tái phát từ chuyên gia tai mũi họng

Một con số thống kê có thể khiến nhiều người giật mình đó là có đến hơn 45% người Việt đang đối mặt với bệnh viêm họng hạt. Đây là một bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Viêm họng hạt không chỉ khó điều trị dứt điểm mà còn có nguy cơ tái phát liên tục kèm theo những biến chứng khó lường. Bài viết này, hãy cùng phòng khám Quang Hiền tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị, phòng ngừa tái phát viêm họng hạt hiệu quả từ chuyên gia. 

Viêm họng hạt – “kẻ thù” thầm lặng của đường hô hấp

Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mãn tính với đặc trưng của bệnh là tình trạng viêm nhiễm kéo dài liên tục khiến vùng niêm mạc họng bị sung huyết, từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể suy yếu, dễ dàng bị virus, vi khuẩn tấn công, hình thành nên các hạt lympho kích thước khác nhau ở thành sau họng. 

Bệnh thường phát triển ở những người bị viêm họng tái phát nhiều lần, bị dai dẳng vì vậy rất khó để điều trị dứt điểm và hay bị tái phát. Viêm họng hạt có thể khởi phát đơn độc hoặc đi kèm với các bệnh lý hô hấp khác như viêm xoang mãn tính, viêm thanh khí phế quản mãn tính,….

Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là gì?

>> Xem thêm: Viêm họng hạt ở lưỡi – Cách nhận biết sớm và giải pháp điều trị hiệu quả

Tương tự như viêm họng thông thường, viêm họng hạt thường có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi thời tiết thay đổi. Thời gian ủ bệnh của viêm họng hạt thường kéo dài từ 2-5 ngày. Các triệu chứng cụ thể của viêm họng hạt bao gồm: 

– Khàn giọng, xuất hiện tình trạng ho khan hoặc ho có đờm

– Họng có cảm giác vướng víu, ngứa và khô họng, đặc biệt sau khi ngủ dậy

– Thành họng xuất hiện các hạt đỏ, hồng lồi cao hơn so với phần niêm mạc xung quanh

– Cảm giác nuốt đau, vướng khi ăn, uống nước hoặc thậm chí là nuốt nước bọt

– Có thể xuất hiện tình trạng bị khàn tiếng nhẹ 

– Ho khạc có đờm, đặc, sốt cao trên 39 độ

– Một số tình trạng, người bệnh có thể cảm thấy ù tai

– Sờ thấy phần họng bị cứng, cổ nổi hạch, ấn đau

– Bệnh nhân thường hay bị buồn nôn và có nhiều phản xạ họng

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có các tổn thương khác như suy giáp, hội chứng Sjogren thứ phát, xơ gan mật tiên phát, trầm cảm, rối loạn tâm lý,… Nếu bệnh nhân uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích hoặc nói nhiều thì các triệu chứng trên có thể càng nặng hơn rõ rệt.

Giải pháp điều trị viêm họng hạt đột phá từ y học hiện đại 

Nhiều người thường thắc mắc nên sử dụng phương pháp điều trị viêm họng hạt nào để đạt hiệu quả điều trị cao nhất? Hiện nay, phác đồ điều trị viêm họng hạt thường là sự kết hợp đồng bộ giữa nhiều phương pháp điều trị nhằm xử lý toàn diện cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, giảm thiểu nguy cơ tái phát và tối ưu hiệu quả phục hồi cho bệnh nhân.

Tùy vào tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng sẽ dễ khiến bệnh tình nặng hơn và tăng tình trạng khác thuốc khi điều trị.

1.Kháng sinh đặc hiệu (chỉ định khi có bội nhiễm vi khuẩn)

Khi người bệnh bị mắc viêm họng hạt do vi khuẩn tấn công thì cách điều trị bằng kháng sinh là sự lựa chọn tối ưu nhất. Thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng kiểm soát và loại bỏ các tác nhân vi khuẩn thứ phát gây bội nhiễm, giảm tình trạng viêm lan rộng.

Một số loại kháng sinh thường được sử dụng để chữa viêm họng hạt cho cả người lớn và trẻ em có thể kể đến như Amoxicillin, Azithromycin, Cephalexin, Cefixime, Penicillin,… Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ về liều lượng và thời gian điều trị theo phác đồ khuyến cáo, tránh tự ý ngưng thuốc có thể làm tăng nguy cơ tái phát hoặc kháng kháng sinh.

 

Thuốc điều trị viêm họng hạt
Thuốc điều trị viêm họng hạt

>> Xem thêm: Top 3 thuốc nhỏ nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

2. Súc họng bằng dung dịch kiềm hóa

Bên cạnh sử dụng kháng sinh, việc súc họng hằng ngày bằng dung dịch kiềm hóa cũng là cách giúp bạn làm sạch cơ học vùng họng, loại bỏ dịch tiết và vi khuẩn tại chỗ đồng thời hỗ trợ kiềm hóa môi trường họng giúp giảm viêm và làm dịu niêm mạc. 

Dung dịch kiềm hóa có thể sử dụng để súc miệng có thể là nước muối hoặc các dung dịch kiềm nhẹ có tính sát khuẩn, an toàn với niêm mạc họng.

3. Đốt hạt bằng plasma lạnh công nghệ cao

Với các trường hợp bệnh nhân bị viêm họng hạt có hạt lympho kích thước lớn, bác sĩ sẽ tiến hành đốt lạnh hoặc laser để loại bỏ các hạt lympho tăng sinh trong họng. Việc áp dụng phương pháp đốt hạt hiện đại sẽ giúp bác sĩ can thiệp tối thiểu với vùng họng, hạn chế tổn thương các mô lành, ít đau, ít chảy máu,…

Phương pháp đốt hạt bằng plasma lạnh công nghệ cao thường được chỉ định cho các trường hợp viêm họng hạt mãn tính kéo dài, dai dẳng hoặc thường hay tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Điều trị viêm họng hạt
Đốt hạt bằng plasma lạnh công nghệ cao

“Bí quyết vàng” phòng ngừa viêm họng hạt tái phát tại nhà

Viêm họng hạt là một bệnh lý mãn tính gây ra nhiều triệu chứng phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt tái phát tại nhà mà bạn có thể áp dụng: 

– Vệ sinh vùng miệng đúng cách theo quy trình 3 bước: Đánh răng – Súc họng – Làm sạch lưỡi: Giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và lan rộng xuống vùng họng 

– Sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm lý tưởng trong không gian sống giúp bảo vệ và làm dịu niêm mạc hô hấp

– Bổ sung vitamin C tự nhiên từ các loại trái cây như ổi, cam, bưởi: Vitamin C là chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ mô lành phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ tái phát viêm họng hạt 

– Khám định kỳ tại cơ sở chuyên khoa tai mũi họng mỗi 6 tháng: Việc khám định kỳ là cần thiết để phát hiện sớm các dấu hiệu viêm tái phát hoặc tổn thương mãn tính vùng họng. 

Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách

4 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc viêm họng hạt cần cảnh giác

Theo nghiên cứu từ Bệnh viện Tai Mũi Họng Đà Nẵng, những đối tượng sau đây được xác định là nhóm nguy cơ cao có thể mắc và tái phát viêm họng hạt:

– Người làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi: Khói bụi và các hạt bụi mịn trong không khí có thể gây kích ứng lên vùng niêm mạc họng, dẫn đến tình trạng nguy cơ viêm nhiễm kéo dài, không khỏi. 

– Bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Dịch vị trào ngược từ dạ dày lên vùng họng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự kích thích và tổn thương niêm mạc dẫn đến tình trạng viêm họng hạt tái đi tái lại 

– Người có tiền sử viêm VA, viêm amidan mãn tính: Các ổ viêm mãn tính ở VA hoặc amidan là nguồn phát tán vi khuẩn thường xuyên, làm cho vùng họng dễ bị tái viêm. Nếu không điều trị triệt để, bệnh có thể tiến triển thành viêm họng hạt.

– Nhân viên văn phòng thường xuyên sử dụng điều hòa: Ngồi điều hòa trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng khô niêm mạc, làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của niêm mạc họng. Đặc biệt việc thay đổi nhiệt độ đột ngột ở giữa môi trường điều hòa và bên ngoài cũng khiến cổ họng dễ bị tổn thương. 

Khám tai mũi họng định kỳ
Khám tai mũi họng định kỳ

>> Xem thêm: Khám tai mũi họng định kỳ: Lợi ích, quy trình và những điều cần lưu ý

Khi nào cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Phòng khám Quang Hiền – Phòng khám Tai Mũi Họng Đà Nẵng khuyến cáo bệnh nhân nên đến thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau: 

– Cơn ho kéo dài hơn 10 ngày không thuyên giảm 

– Tình trạng đau họng nghiêm trọng kéo dài 

– Khàn tiếng kèm khó thở khi nằm 

– Xuất hiện hạch ở cổ có kích thước trên 2cm 

– Tình trạng đau họng kèm sốt cao trên 39 độ C

Trên đây là những chia sẻ chi tiết xung quanh chứng viêm họng hạt. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên hoặc nghi ngờ bản thân bị mắc viêm họng hạt thì có thể đến ngay Phòng khám Quang Hiền – Phòng khám Tai Mũi Họng số 1 Đà Nẵng để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời. Hotline liên hệ: 0904.773.546