Viêm tai ngoài có mủ, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm tai ngoài có mủ là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở ống tai ngoài, gây ra viêm, sưng, đau và đỏ tai. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng  là do vi khuẩn, nấm hoặc đôi khi do các nguyên nhân hiếm gặp khác. Viêm tai ngoài có mủ thường gặp ở người lớn, với khoảng 10% dân số có nguy cơ mắc phải.

Triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài có mủ

Các triệu chứng viêm tai ngoài có mủ bao gồm:

  • Đau tai, đau nhiều hơn khi kéo dái tai ra hoặc khí ấn vào tai
  • Người bệnh sốt nhẹ đến sốt cao, ngứa khó chịu trong tai, mủ chảy ra từ trong tai
  • Mất thính lực tạm thời
  • Có trường hợp có cục u hay mụn nhọt nhỏ trong khoang tai gây đau. Những cục u, nhọt này có thể gây đau đớn dữ dội. Khi nhọt vỡ ra kèm thèm theo một lượng máu nhỏ hoặc mủ chảy từ trong tai ra ngoài

Nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài có mủ

Đưa các vật thể lạ vào trong tai cũng là nguyên nhân gây bệnh
Đưa các vật thể lạ vào trong tai cũng là nguyên nhân gây bệnh

Nhiễm trùng tai ngoài thường do vi khuẩn gây ra, phổ biến nhất là các loại “S. aureus và Pseudomonas aeruginosa”. Tuy nhiên, nấm cũng là một tác nhân thường gặp gây viêm ống tai ngoài, đặc biệt là các loài nấm như Aspergillus niger và Candida albicans. 

  • Các bệnh về da hoặc phản ứng dị ứng, chẳng hạn như dị ứng với dầu gội đầu, cũng có thể dẫn đến viêm tai ngoài.
  • Bơi lội: Khi bơi, tai tiếp xúc với nước hồ bơi, kết hợp với việc vệ sinh tai không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến viêm tai ngoài.
  • Chấn thương nhỏ ở tai: Sử dụng bông ngoáy tai để làm sạch tai hoặc đeo tai nghe loại nhét sâu thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.
  • Tiền sử viêm tai: Những người đã từng bị viêm tai ngoài có nguy cơ cao bị nhiễm trùng tai ngoài trở lại.
  • Lấy ráy tai không an toàn: Sử dụng chung dụng cụ lấy ráy tai không được tiệt trùng kỹ lưỡng cũng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tai.
  • Mắc các bệnh về da như chàm hoặc vảy nến: Da bị tổn thương do các bệnh này dễ bị viêm hơn.

Phân biệt bệnh viêm tai ngoài có mủ và viêm tai giữa

Sự khác nhau giữa viêm tai ngoài và viêm tai giữa
Sự khác nhau giữa viêm tai ngoài và viêm tai giữa

Viêm tai ngoài và viêm tai giữa thường có những biểu hiện tương tự như đau tai và chảy dịch, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Chúng ta nên hiểu là hai bệnh lý hoàn toàn khác biệt.

  • Viêm tai ngoài: Nhiễm trùng tai ngoài có thể bắt đầu do kích ứng từ các vật thể lạ xâm nhập vào tai, do thói quen thông thường dùng bông gòn, móng tay bẩn, hoặc nước. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ngứa, đau nhẹ, và sưng.
  • Viêm tai giữa: Bệnh này thường do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào ống tai khi hệ miễn dịch suy yếu. Người bệnh mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, hoặc viêm họng thường có nguy cơ bị viêm tai giữa.

Hầu hết các biến chứng của viêm tai đều ảnh hưởng tiêu cực đến thính giác. Việc tích tụ chất lỏng và dịch mủ kéo dài có thể dẫn đến mất thính giác hoặc thậm chí điếc vĩnh viễn.

Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra của viêm tai ngoài có mủ

Viêm tai ngoài không thể tự khỏi nếu không được điều trị dứt điểm. Nếu để tình trạng nhiễm trùng kéo dài, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đe dọa sức khỏe, bao gồm: 

  • Hình thành ổ áp xe: Viêm nhiễm nặng có thể lan sang các bộ phận khác, yêu cầu bệnh nhân phải được hút mủ ra ngoài ngay lập tức.
  • Thu hẹp ống tai: Gây mất thính giác tạm thời, nghiêm trọng hơn là dẫn đến điếc vĩnh viễn. 
  • Thủng màng nhĩ: Dịch mủ tích tụ lâu ngày có thể làm thủng màng nhĩ.
  • Viêm tai ngoài ác tính: Đây là một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm tai ngoài có mủ – chẩn đoán và điều trị

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ thực hiện soi tai để kiểm tra và lấy dịch mủ trong tai để xét nghiệm nhằm chẩn đoán viêm tai ngoài cũng như xác định tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hay nấm. Phần lớn các trường hợp viêm tai ngoài là do vi khuẩn, tuy nhiên, một số ít trường hợp do nấm gây ra, khiến việc điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc thông thường không đạt hiệu quả.

Dựa trên triệu chứng và tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị viêm tai ngoài phù hợp. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc nhỏ kháng sinh, sử dụng từ 10 – 14 ngày, nhỏ trực tiếp vào tai để điều trị nhiễm trùng. Nếu bệnh kéo dài hoặc diễn biến nặng hơn, có thể cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác như:

  • Dùng kháng sinh đường uống: Áp dụng khi nhiễm trùng lan rộng, đặc biệt là khi viêm tai ngoài tiến triển thành viêm tai giữa.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Paracetamol 500mg
  • Chườm nước ấm và vệ sinh tai thường xuyên: Giúp loại bỏ dịch mủ và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc bị viêm tai ngoài cấp tính mà không được điều trị đúng cách, bệnh có thể kéo dài hoặc tái phát, yêu cầu phải điều trị và tái khám thường xuyên. Bên cạnh việc điều trị, việc phòng ngừa thông qua loại bỏ các tác nhân và yếu tố gây viêm tai ngoài là rất quan trọng. Nên đi khám ngay nếu bệnh gây ảnh hưởng đến thính lực hoặc gây ra những cơn đau kéo dài trong tai.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài có mủ và lời khuyên từ bác sĩ

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài có mủ

Để ngăn ngừa nhiễm trùng tai ngoài bạn cần tránh gây kích ứng hoặc chấn thương ống tai và lưu ý các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Sử dụng nút bịt tai khi bơi: Giúp hạn chế nước xâm nhập vào tai.
  • Chọn bể bơi sạch sẽ: Ưu tiên bể bơi được vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập vào tai.
  • Làm khô tai sau khi bơi: Nghiêng hoặc lắc đầu để nước trong tai chảy ra ngoài, sau đó lau khô vùng ngoài tai.
  • Sấy khô ống tai: Sử dụng máy sấy đặt cách khoảng 30cm, thổi luồng hơi từ sau ra trước để làm khô khu vực ống tai mà không gây tổn thương.

Thêm lưu ý sử dụng máy sấy phải chọn chế độ mát nhất, khoảng cách 30cm và không sấy quá 30s để để làm khô khu vực ống tai tránh gây tổn thương

  • Hạn chế sử dụng tăm bông: Chống đẩy chất bẩn vào sâu trong tai hoặc gây tổn thương ống tai.
  • Không lấy ráy tai thường xuyên: Ráy tai tự nhiên có vai trò bảo vệ ống tai, nhưng nếu có quá nhiều, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lấy để đảm bảo an toàn.
  • Vệ sinh thiết bị nghe: Đảm bảo tai nghe và máy trợ thính sạch sẽ trước khi sử dụng.
  • Tránh đưa vật nhọn vào tai: Không sử dụng các dụng cụ ráy tai bằng kim loại để đưa vào ống tai.
  • Ngừng sử dụng sản phẩm gây dị ứng: Tránh các loại dầu gội và dầu xả nếu bạn bị dị ứng với chúng.
  • Vệ sinh tai nghe dạng nút tai: Giữ tai nghe khô ráo và sạch sẽ, tránh sử dụng tai nghe trong thời gian dài.
  • Không rửa tai bằng xà phòng: Không rửa tai bằng xà phòng hoặc bất kỳ chất tẩy rửa nào, chỉ rửa sạch ngoài tai bằng khăn ấm..

Lời khuyên của bác sĩ dành cho người mắc viêm tai ngoài có mủ

Các bác sĩ khuyến nghị người mắc viêm tai ngoài có mủ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, vì nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hồi phục. Việc tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị.

  • Hạn chế các thực phẩm khô như hoa quả sấy, bánh quy, hoặc kẹo cao su, vì chúng làm tăng hoạt động của cơ hàm và có thể cản trở quá trình phục hồi tai.
  • Tránh các loại thực phẩm ngọt và chứa nhiều đường.
  • Tránh đồ ăn cay nóng và các chất kích thích, vì chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục.

Nên bổ sung:

  • Vitamin A và C từ các thực phẩm xanh như cà rốt, cà tím, và các loại rau.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, và làm loãng dịch mủ.

Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn cũng nên thường xuyên thăm khám sức khỏe để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, từ đó tránh nguy cơ bệnh tái phát.

Một số câu hỏi thắc mắc thường gặp về bệnh viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài có mủ có nguy hiểm không?
Viêm tai ngoài có thể dao động từ mức độ nhẹ với nhiễm trùng ống tai ngoài đến mức độ nghiêm trọng hơn, như viêm tai ngoài ác tính, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm tai ngoài có mủ có tự khỏi không?
Viêm tai ngoài không thể tự khỏi. Người bệnh cần được điều trị ngay khi phát hiện để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lan sang các mô lân cận.

Điều trị viêm tai ngoài có mủ bao lâu thì khỏi?
Thời gian điều trị từ 7-14 ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sức khỏe của từng trường hợp.

Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách
Bệnh nhân nên nằm nghiêng khi nhỏ thuốc vào tai bị viêm và tiếp tục nằm nghiêng trong 3-5 phút sau đó. Nhẹ nhàng ấn nhẹ nút tai để giúp thuốc thấm sâu vào trong tai. Tần suất nhỏ thuốc có thể từ 2-5 lần mỗi ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ và loại thuốc sử dụng.

Tóm lại, viêm tai ngoài có mủ không phải là một bệnh lý phức tạp và nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, dẫn đến nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng đến thính lực và sức khỏe. Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm tai ngoài, nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn nhận thức được việc điều trị viêm tai ngoài có mủ cấp kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ để khám và điều trị tình trạng viêm tai ngoài có mủ, phòng khám Quang Hiền tại K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng là nơi nên được ưu tiên hàng đầu.

Phòng khám mở cửa vào khung giờ chiều từ 17 giờ – 19 giờ thứ 2 đến thứ 7 và từ 8 giờ – 12 giờ chủ Nhật. Hãy liên hệ ngay với phòng khám qua các kênh sau đây để được các bác tư vấn cho vấn đề của bạn:

  • Điện thoại: 0854 451 451 – 0904 773 546
  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Website: https://taimuihongdanang.com/
  • Zalo: 0854 451 451
  • Email: nquang87@gmail.com