Ung thư vòm mũi hay còn gọi là ung thư vòm mũi họng, đây là loại ung thư phổ biến ở Việt Nam. Bệnh thường phát triển trong âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, khó khăn trong việc phát hiện và điều trị bệnh sớm. Thông qua bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu ung thư vòm mũi nhé.
Tổng quát về ung thư vòm mũi
Hãy cùng phòng khám Quang Hiền tìm hiểu khái quát về loại ung thư này:
Ung thư vòm mũi là gì?
Ung thư vòm mũi (nasopharyngeal carcinoma) là một bệnh lý ác tính từ các tế bào trong khu vực vòm mũi, họng. Đặc biệt, đây là một trong 5 loại ung thư thường gặp nhất tại khu vực châu Á, trong đó bao gồm Việt Nam.
Dấu hiệu ung thư vòm mũi không rõ ràng, thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng thông thường. Ngoài ra, ung thư vòm mũi còn được gọi là ung thư vòm họng, có xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vị trí này.
Dấu hiệu ung thư vòm mũi
Người bệnh có thể nhầm lẫn các triệu chứng với những bệnh lý tai mũi họng thông thường, nên cần hết sức cảnh giác. Hãy theo dõi một số dấu hiệu ung thư vòm mũi ngay đây:
Giai đoạn đầu
Dấu hiệu của ung thư vòm mũi, họng thường không rõ ràng khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Một vài dấu hiệu của ung thư vòm mũi sớm gồm, nhức nửa đầu thành từng cơn hoặc kéo dài. Lúc này, bệnh nhân thường sử dụng thuốc giảm đau nhưng tình trạng cũng không mấy thuyên giảm. Một số dấu hiệu ung thư vòm mũi ở giai đoạn đầu gồm:
- Đau đầu kéo dài hoặc từng cơn, không thuyên giảm dù đã dùng thuốc giảm đau.
- Nghẹt mũi một bên và có thể kèm theo chảy máu
- Ù tai, giảm thính lực, đôi khi cảm thấy đau tai
Giai đoạn khu trú
Đến giai đoạn khu trú, chứng nhức đầu càng thêm rõ ràng, người bệnh cảm thấy nhức nửa đầu, hoặc sâu trong hốc mắt, hay 2 bên thái dương. Ngoài ra, các biểu hiện ở những cơ quan liền kề như tai mũi họng sẽ xuất hiện hạch khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và đặc điểm của khối u. Các dấu hiệu ung thư vòm mũi giai đoạn này không rõ ràng, thường gây nhầm lẫn, cụ thể:
- Mũi: Nghẹt mũi kéo dài, chảy máu mũi thường xuyên, đôi khi có nhầy và đau nhức đầu cùng bên mũi nghẹt. Bệnh nhân có thể nghẹt một bên mũi và càng lúc càng nặng, sau đó sẽ lan đến mũi còn lại.
- Tai: Người bệnh cảm thấy ù tai, suy giảm thính lực, đôi khi kèm theo viêm tai giữa. Bệnh nhân đau nửa đầu dù đã uống thuốc giảm đau.
- Mắt: Nhìn đôi, lác mắt, suy giảm thị lực do khối u chèn ép lên dây thần kinh thị giác.
- Miệng: Cử động hàm bị hạn chế, lực cắn không chặt, khó khăn khi di chuyển miệng, đau khi nhau và một bên mặt sẽ cảm thấy tê bì.
- Vòm mũi họng: Đau họng, khó nuốt, chán ăn, khàn giọng và cảm giác vướng víu ở cổ họng khi nuốt.
- Thần kinh: Liệt dây thần kinh sọ, gây nên cảm giác đau đầu.
- Hạch: Hạch nổi ở góc hàm, có kích thước nhỏ nhưng to dần về sau, hạch rắn, không đau và không viêm các mô quanh hạch. Hạch di động nhưng dần hạn chế và cuối cùng là dính chặt vào các mô, cơ xung quanh.
Giai đoạn lan tràn
Tiến đến giai đoạn này, người bệnh sẽ suy giảm thể trạng một cách đáng kể, sụt cân không rõ nguyên nhân, toàn thân da vàng rơm, sốt từng cơn do bội nhiễm, khó ngủ, chán ăn. Các khối u có thể xâm lấn, lan tràn qua các bộ phận như:
- Phía trước: Lan vào hốc mũi gây nghẹt, khiến mũi có mủ, có mùi hôi và xen lẫn máu. Khi khám mũi có thể phát hiện khối u sâu trong hốc mũi, gây ra tình trạng chảy máu và hoại tử.
- Lan qua bên: Lan qua vòi Eustache và sang vùng tai giữa. Người bệnh ù tai, nghe kém ở một bên và cơn đau lan đến vùng tai xương chũm. Các triệu chứng bao gồm tai chảy mủ, xen lẫn máu, có mùi hôi và đôi khi loét hoại tử.
- Xuống dưới: Bệnh nhân có biểu hiện khít hàm, điếc tai giữa và liệt màn hầu. Nguyên nhân bắt nguồn từ khối u lan ra miệng, nằm ở sau trụ amidan. Điều này xảy ra vì khối u đã lan xuống dưới, đẩy phồng màn hầu và biến đổi giọng nói.
- Lên trên: Khối u di căn lên nền sọ, dẫn đến các dấu hiệu như: Tăng áp lực vùng sọ, hoặc đau màng não.
Xem thêm: Ung thư vòm họng có nguy hiểm không? Tại sao?
Người bệnh lúc này sẽ có dấu hiệu gồm:
- Sụt cân nhanh chóng, không rõ lý do.
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, uể oải.
- Khó thở trong trường hợp ung thư di căn đến phổi.
- Di căn đến xương sẽ gây đau xương.
Yếu tố nguy cơ gây ra ung thư vòm mũi
Dấu hiệu ung thư vòm mũi thường không rõ ràng, và các nguyên nhân gây nên bệnh lý này cũng chưa có bằng chứng chính xác. Chỉ có thể xác định từ nhóm nguy cơ dưới đây:
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vòm mũi.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại, hoặc môi trường ô nhiễm.
- Chế độ, thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe vòm họng (đồ muối chua, thực phẩm chế biến sẵn, chua cay nhiều).
- Người bệnh nhiễm virus Epstein – Barr (EBV).
- Uống nhiều rượu bia, hút thuốc hoặc ở trong môi trường có nhiều khói thuốc lá.
Khi nào nên khám bác sĩ?
Khi bạn có các dấu hiệu ung thư vòm mũi trên kéo dài hơn 2 tuần mà không suy giảm, và có trong nhóm yếu tố nguy cơ gây ra ung thư. Bạn cần thăm, khám tại bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có một phác đồ điều trị kịp thời.
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chẩn đoán nào?
Một vài phương pháp dùng để chẩn đoán ung thư vòm mũi:
- Khám lâm sàng: Đánh giá triệu chứng, tình trạng sức khỏe, và quan sát vùng đầu cổ.
- Nội soi vòm mũi, họng: Dùng ống nội soi để quan sát, theo dõi các tổn thương bên trong.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra nguyên do gây nên ung thư và thể trạng nhiễm EBV.
- Sinh thiết: Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu sinh thiết để làm một số xét nghiệm
- Quét CT, MRI: Giúp xác định vị trí chính xác và kích thước của khối u,
- Xét nghiệm biopsy giúp phát hiện khối u bất thường.
- Xét nghiệm sinh học phân tử, kiểm tra mẫu tế bào giúp bác sĩ đánh giá, phát hiện biểu hiện di truyền trong tế bào u.
Xem thêm: 8 cách điều trị viêm họng (dùng thuốc và không dùng thuốc)
Cách điều trị ung thư vòm mũi
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp dùng điều trị ung thư vòm mũi:
Phẫu thuật loại bỏ khối u
Được bác sĩ áp dụng để kiểm soát và ngăn chặn sự di căn của khối u ác tính. 2 phương pháp sử dụng trong trường hợp loại bỏ khối u bao gồm: cắt bỏ và phẫu thuật bảo tồn. Tuy nhiên phương pháp này ít được áp dụng tùy thuộc vào vị trí của khối u.
Xạ trị
Áp dụng tia X hoặc những tia ion để loại bỏ các tế bào ung thư. Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị chính.
Hóa trị
Được sử dụng trên nhóm di căn diện rộng và không thể phẫu thuật để loại bỏ khối u an toàn. Phương pháp hóa trị sẽ dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư và thường kết hợp cùng xạ trị.
Phòng ngừa ung thư vòm mũi
Ung thư vòm mũi là một bệnh lý nguy hiểm, gây khó khăn trong việc điều trị và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân. Cách chữa khỏi tốt nhất cho căn bệnh này là tránh xa nó:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
- Giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi.
- Hoạt động thể chất điều độ.
- Tuyệt đối không nên dùng chất kích thích, tránh xa rượu bia, khói thuốc.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm, khói chất độc hại.
- Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, nước có màu, có gas.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý tai mũi họng.
- Tầm soát sức khỏe, kiểm tra định kỳ.
Ung thư vòm mũi có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện kịp thời. Trong thời đại ô nhiễm, việc lắng nghe cơ thể và cảm nhận những vấn đề không ổn, bất thường để tiến hành thăm khám là yếu tố vô cùng quan trọng.
Phòng khám Quang Hiền tự hào là địa chỉ đáng tin cậy cho bà con đang mắc bệnh lý thuộc nhóm tai mũi họng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, hay băn khoăn nào về căn bệnh, hay các triệu chứng trở nên rõ ràng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc địa chỉ bên dưới.
PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com