Viêm họng là một bệnh lý thường gặp, đặc biệt trong thời gian chuyển mùa. Bệnh lý này cũng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây ra những triệu chứng như khó nuốt, đau rát, khàn giọng, hoặc ho nhiều. Trong bài viết này, phòng khám Quang Hiền muốn chia sẻ đến cho bạn cách điều trị viêm họng hiệu quả.
Tổng quan về triệu chứng viêm họng
Viêm họng là triệu chứng viêm, nhiễm ở vùng cổ họng, gây ra đau họng. Bệnh nhân mắc viêm họng có thể cảm thấy khó chịu, đau, rát và khó nuốt, đau khi nuốt. Triệu chứng này thường tự khỏi trong một tuần, tuy nhiên thì viêm họng cũng có thể là triệu chứng kèm theo của một số bệnh lý như cảm cúm, sốt hoặc viêm thanh quản.
Triệu chứng của viêm họng
- Cảm giác ngứa, rát, hoặc cảm thấy vướng víu ở vùng họng.
- Người bệnh khó nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt, uống nước.
- Khàn giọng, mất họng do tiết dịch trong vùng họng, càng để lâu dịch càng xuất hiện nhiều và đặc (sẫm màu) nên người bệnh thường khằng giọng để giảm đi sự khó chịu.
- Có thể sốt nhẹ, cảm thấy đau đầu.
- Khi bệnh kéo dài có thể gây ra một số hiện tượng như ù tai, nhức tai nhưng thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu của cảm cúm.
Nguyên nhân gây ra viêm họng là gì?
Viêm họng là một bệnh lý thường gặp, nguyên nhân gây nên triệu chứng này có thể biết đến như:
Đến từ các yếu tố bên ngoài hoặc biến chứng của một số bệnh lý
- Dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột
- Không khí khô, nóng cũng có thể khiến cổ họng ngứa, khó chịu.
- Môi trường ô nhiễm, hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại cũng có thể kích ứng vùng niêm mạc họng.
- Do tính chất công việc cần nói nhiều, nói to hoặc thường xuyên la, hét lớn tiếng trong thời gian liên tục cũng là nguyên do khiến cổ họng căng thẳng.
- Trào ngược dạ dày, thực quản cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy nóng rát, khó chịu cổ họng vì trào ngược axit.
- Nhiễm bệnh lý nền làm giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu cũng có thể dễ bị đau họng, viêm họng.
- Khối u xuất hiện trong cổ họng, thanh quản cũng là tác nhân gây ra viêm họng.
Nguyên nhân từ virus và vi khuẩn:
- Nguyên nhân phổ biến nhất – Virus cảm lạnh
- Virus cảm cúm cũng là tác nhân gây nên viêm họng
- Mononucleosis
- Sởi
- Đậu mùa
- Nhiễm trùng hoặc viêm đường hô hấp
- Streptococcus pyogenes
- Streptococcus nhóm A
Xem thêm: Đau họng không nên ăn gì? 5 loại thực phẩm nên tránh
Cách điều trị viêm họng thực hiện như thế nào?
Viêm họng gây ra nhiều khó chịu, kèm theo đau họng cho người mắc phải. Để lấy lại chất lượng sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể tham khảo những cách điều trị viêm họng dưới đây. Trong đó, phòng khám Quang Hiền chia làm 2 phần chính là cách điều trị viêm họng bằng thuốc, và cách điều trị không cần dùng thuốc:
Cách điều trị viêm họng bằng thuốc
Điều trị viêm họng cùng thuốc kháng sinh
Đa phần những trường hợp viêm họng đến từ virus, nếu như không nghiêm trọng thì người bệnh không nhất thiết sử dụng đến kháng sinh. Một số trường hợp viêm họng nhiễm liên cầu khuẩn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị bằng kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh điều trị viêm họng có thể kể đến như:
Cách điều trị viêm họng bằng thuốc hạ sốt, giảm đau
Có 2 loại thuốc giảm đau, hạ sốt thường được dùng:
- Aspirin: nhóm thuốc hạ sốt và giảm đau, có thể cải thiện triệu chứng đau họng nhẹ, đây là loại thuốc kháng viêm không steroid. Aspirin nếu được dùng trong thời gian dài và liều lượng cao có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn ngủ, đau dạ dày, khó thở,…
- Paracetamol: Một cái tên nổi tiếng trong nhóm thuốc hạ sốt và giảm đau tại Việt Nam. Paracetamol có công dụng trị viêm họng, giảm đau hiệu quả.
Điều trị viêm họng bằng nhóm thuốc Corticosteroid
Đối với trường hợp điều trị viêm họng nặng, sẽ được bác sĩ chỉ định dùng 3 nhóm thuốc nằm trong nhóm chống viêm Corticosteroid:
- Dexamethason: giảm phản ứng dị ứng, giảm sưng, dành cho người bệnh có triệu chứng dị ứng, viêm họng và một số bệnh lý đường hô hấp, đường ruột, máu,…
- Dexamethason có thể gây ra các tác dụng phụ như sưng, tiết nhiều mô hôi, tính tình thất thường, tăng cân mất kiểm soát.
- Betamethason: đây là loại Corticosteroid tổng hợp có công dụng chính là ngăn ngừa dị ứng, kháng viêm nên được điều trị viêm họng nặng.
- Prednisolone: có công dụng giảm sưng, viêm, ngăn ngừa phản ứng dị ứng. Khi lạm dụng, dùng với liều lượng cao, Prednisolone có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, choáng váng, phản ứng dị ứng, tăng tiết mồ hôi, đối với nữ có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
Cách điều trị viêm họng bằng thuốc kháng viêm NSAID
2 loại thuốc nằm trong nhóm chống viêm NSAID có thể nhắc đến là:
- Diclofenac: giảm tình trạng sưng, viêm và làm dịu cơn đau viêm họng. Một số tác dụng phụ của thuốc: mờ mắt, ù tai, táo bón, ợ chua, chóng mặt, hoặc tiêu chảy.
- Ibuprofen: nhóm thuốc này được chỉ định khi viêm họng có cơn đau nhẹ. Ibuprofen có công dụng giảm đau, hạ sốt và giảm sưng. Những đối tượng không dùng nhóm thuốc này là phụ nữ mang thai đang trong tháng cuối của thai kỳ, người cao tuổi, và trẻ em. Một vài tác dụng phụ của Ibuprofen là đầy hơi, phát ban, táo bón, hoặc chóng mặt.
Cách điều trị viêm họng mà không cần dùng thuốc
Súc miệng với nước muối sinh lý
Súc miệng bằng nước muối có thể làm dịu tình trạng ngứa, khó chịu ở vùng họng. Nên sử dụng các chai nước muối sinh lý (nồng độ NaCl 0.9%) được bày bán ở những cơ sở uy tín. Người bệnh nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
Dùng trà xanh và mật ong
Sự pha trộn hoàn hảo của trà và mật ong. Trong đó, mật ong có công dụng làm dịu cổ họng đang bị kích ứng, và trà xanh sẽ có tác dụng chống khuẩn, giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Để pha hỗn hợp này bạn có thể thực hiện như sau:
- Nấu một ấm trà xanh vừa một cốc nước.
- Cho một thìa mật ong vào nước trà đã chuẩn bị.
- Có thể dùng vào buổi sáng và dùng 2-3 lần/ngày.
Tinh bột nghệ
Nghệ cũng có kháng khuẩn và kháng viêm, đặc biệt chứa curcumin, có công dụng tốt trong việc điều trị, làm dịu cơn đau họng. Để pha hỗn hợp, bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một cốc nước ấm.
- Cho ½ thìa tinh bột nghệ vào cốc nước.
- Dùng vào buổi tối trước khi ngủ.
Gừng và mật ong
2 hỗn hợp có khả năng chống viêm, chống khuẩn tốt, làm dịu vùng niêm mạc họng giảm đi các triệu chứng khó chịu như ngứa, rát. Bạn có thể tiến hành như sau:
- Rửa sạch gừng
- Chuẩn bị một cốc nước ấm
- Cho 1 thìa mật ong và bào mỏng gừng vào cốc
- Khuấy đều và sử dụng ngay khi còn ấm, nên dùng vào buổi sáng và 2-3 lần/ngày.
Chanh và mật ong
Chanh sẽ cung cấp vitamin C tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch, mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn và ngọt nên có công dụng làm dịu, giảm cơn ngứa vùng cổ họng.
Khi nào cần khám bác sĩ để trị viêm họng?
Viêm họng thường có biểu hiện nhẹ lúc khởi phát, tuy nhiên thì cũng có thể tiến triển nặng nề, hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Bệnh nhân nếu thấy dấu hiệu này cần đi khám ngay:
- Đau họng, khàn giọng kéo dài nhiều ngày nhưng không suy giảm.
- Viêm họng gây nhiều đau đớn, khó thở.
- Nước bọt, đờm có lẫn máu.
- Sốt cao trên 39 độ C.
Phòng ngừa là cách trị viêm họng trước khi bệnh bắt đầu
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, châm ngôn hàng đầu để có một sức khỏe tổng quan tốt. Để phòng ngừa viêm họng, bạn cần:
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh đường hô hấp hoặc đang mắc viêm họng.
- Tập luyện thể dục, thể thao điều độ.
- Uống đủ nước, và không nên sử dụng các loại nước có màu, có gas.
- Tránh xa chất kích thích, rượu bia và thuốc lá.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sinh hoạt sạch sẽ.
- Vệ sinh cổ họng, răng miệng.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hoặc đang chuyển mùa.
- Tránh ăn đồ cứng, đồ lạnh, hoặc đồ chua, cay.
- Đeo khẩu trang khi ra đường.
- Tránh xa hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm, khói bụi.
Xem thêm: Ung thư vòm họng có nguy hiểm không? Tại sao?
Hy vọng bài viết về những cách điều trị viêm họng này sẽ mang đến thông tin bổ ích dành cho bạn. Như được tìm hiểu phía trên, viêm họng có thể đến từ những nguyên nhân đơn giản và tự khỏi, nhưng cũng có thể là triệu chứng đi kèm của một số bệnh lý nguy hiểm.
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, đau họng và sốt kéo dài mà không thuyên giảm dù đã áp dụng những biện pháp trên. Bệnh nhân cần được thăm, khám bởi bác sĩ tai mũi họng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào thì có thể liên hệ với phòng khám tai mũi họng Quang Hiền ở Đà Nẵng thông qua hotline hoặc địa chỉ bên dưới.
PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com