Những cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng được biết đến như những phương pháp có thể làm giảm đi những triệu chứng gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Những triệu chứng này có thể làm giảm đi chất lượng cuộc sống hàng ngày, một vài biểu hiện có thể nhắc đến là: nghẹt mũi, sổ mũi và chảy nước mắt. Người bị viêm mũi cần thực hiện những cách xông mũi để có đường thở thông thoáng hơn, lấy lại chất lượng cuộc sống lúc trước.
Tổng quan về viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xuất hiện khi lớp niêm mạc mũi bị kích ứng bởi những tác nhân như ô nhiễm môi trường, phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn, hoặc thay đổi thời tiết thất thường,… Biểu hiện gồm những triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi và cơ thể uể oải, suy nhược. Ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Viêm mũi dị ứng được chia làm 2 dạng:
- Thể có chu kỳ (theo mùa): Thường xuất hiện đột ngột khi bắt đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng, bệnh nhân sẽ thấy cay hoặc nhột trong mũi, gây ra hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, đỏ mắt. Người bệnh còn có thể chảy nước mũi, rát bỏng ở kết mạc, vùng họng.
- Thể không có chu kỳ (quanh năm): Trường hợp hay gặp nhất, người bệnh thường sổ mũi vào sáng sớm lúc thức dậy, giảm dần trong ngày.
Xem thêm: 3 nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng thường bị xem nhẹ
Tác dụng của xông mũi trị viêm mũi dị ứng
Xông mũi là một cách hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng và có hiệu quả khá tốt. Hơi ấm lúc này có thể làm thông thoáng đường thở, dịu kích ứng và vùng viêm, nhiễm trong mũi, loãng dịch nhầy. Tuy nhiên thì viêm mũi dị ứng thường chỉ được khuyến cáo điều trị tại nhà và khi bệnh không có tiến triển nặng.
5 cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng hiệu quả tại nhà
Để có thể giảm đi những triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh hoạt đời sống hàng ngày, người bệnh có thể tham khảo 5 cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng sau đây:
Dùng lá bạc hà
Bên cạnh mùi hương dễ chịu, tinh dầu của bạc hà còn có chứa chất chống viêm (rosmarinic acid) có chức năng hỗ trợ làm sạch khoang mũi. Bên cạnh đó còn có các chất khác như menthol, menthyl acetate cũng có tính chất kháng khuẩn, và chống viêm tốt. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch bạc hà, sau đó ngâm qua với nước muối loãng.
- Cho bạc hà vào ấm nước sôi trong vài phút.
- Cho nước ra thau, nồi, sau đó trùm khăn và tiến hành xông hơi trong 15 phút.
Xông mũi bằng lá ngải cứu
Lá ngải cứu có tính ấm giúp điều hòa khí quyết và có chức năng kháng khuẩn, làm dịu cơn đau vùng niêm mạc bên trong mũi. Trong lá ngải cứu còn có hàm lượng flavonoid, một hoạt chất có tác dụng chống viêm, nhiễm hiệu quả cao. Để xông bằng lá ngải cứu, thực hiện như sau:
- Rửa sạch lá ngải cứu, sau đó ngâm qua với nước muối loãng.
- Đem lá ngải cứu phơi trong vòng 5-10 tiếng.
- Giã nát, sau đó dùng giấy cuốn lá ngải cứu theo hình điếu thuốc.
- Đốt một đầu rồi đưa lên gần mũi để thực hiện xông hơi.
Sử dụng lá trầu không
Đây là loại lá được biết đến khả năng kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả, nên cũng là lựa chọn lý tưởng cho việc điều trị căn bệnh viêm mũi dị ứng. Bên cạnh việc giúp thông thoáng đường hô hấp, xông mũi bằng lá trầu còn làm dịu cơn đau và hỗ trợ giảm sưng vùng niêm mạc mũi. Để thực hiện, bạn cần theo các bước
- Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý.
- Rửa và nghiền nát một nắm lá trầu không.
- Đun sôi lá trầu vào trong nước.
- Khi nước sôi thì nhắc nồi ra khỏi bếp, sau đó dùng khăn lớn phủ kín đầu.
- Tiến hành xông mũi trong 15-20 phút.
Dùng cây giao trị viêm mũi dị ứng
Một bài thuốc quen thuộc để điều trị viêm mũi dị ứng, cây giao là loài thuộc họ xương rồng có tính mát, cay nhẹ, hỗ trợ sát trùng, giảm viêm, nhiễm và giải độc tốt. Các chất bên trong cycloeucalenol, euphorigenic, taraxasteryl acetat đều có khả năng kháng sinh, ức chế sự phát triển và sinh sôi của virus, vi khuẩn.
Xông hơi bằng tinh dầu thảo dược
Người bệnh có thể thực hiện xông mũi bằng các loại tinh dầu như chanh, sả hoặc tràm trà. Các loại tinh dầu sẽ có chức năng làm dịu vùng niêm mạc mũi, cải thiện các cơn đau nhức, và các cơn khó chịu tại vùng mũi. Để thực hiện, bạn có thể thực hiện như sau:
- Rửa sạch mũi.
- Đun sôi nước, sau đó nhỏ vài giọt tinh dầu đã chuẩn bị vào nồi.
- Tiến hành xông mũi, người bệnh có thể thực hiện 1-2 lần/ngày.
Một số cách thuyên giảm & ngăn ngừa viêm mũi dị ứng
Người bệnh có thể tham khảo một số cách sau để có thể ngăn ngừa hoặc làm dịu đi tình trạng khó chịu ở vùng niêm mạc mũi:
Tinh bột nghệ (chứa curcumin)
Curcutim được tìm thấy nhiều trong nghệ, đây là hoạt chất có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Tinh bột nghệ có thể làm dịu đi những cơn đau, và những cơn hắt hơi, sổ mũi do viêm mũi dị ứng gây nên. Người bệnh có thể sử dụng tinh bột nghệ cùng mật ong pha cùng nước ấm và dùng vào buổi sáng thức dậy.
Thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, chống oxy hóa. Một số loại thực phẩm có thể kể đến như súp lơ, họ cam, quýt, dâu tây, ớt,… Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin hàng ngày là cách điều trị viêm mũi hiệu quả và tự nhiên.
Gừng & mật ong
Gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt, được sử dụng rộng rãi nhờ vào khả năng có thể làm giảm đi mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, làm dịu đi các cơn khó chịu. Bạn có thể bổ sung gừng bằng cách pha cùng 1 cốc nước ấm và một thìa mật ong và dùng vào mỗi buổi sáng. Mật ong cũng có chức năng cải thiện, thuyên giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra, để các triệu chứng suy giảm và cảm thấy dễ chịu hơn, bạn cần chú ý một số cách phòng ngừa như:
- Hạn chế, tránh xa phấn hoa, khói bụi, môi trường ô nhiễm hay hóa chất độc hại.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, giữ độ ẩm cân bằng cho không khí.
- Rèn luyện thể dục thể thao tăng cao sức đề kháng.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ trong các bữa ăn.
- Uống đủ nước, lưu ý là nước lọc và hạn chế các loại thức uống có gas, có màu.
- Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia hoặc thuốc lá.
- Điều trị triệt để các ổ xoang nhiễm trùng, và giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Xem thêm: Bé bị sổ mũi nghẹt mũi phải làm sao? 5 cách xử trí
Tuy các phương pháp xông mũi tại nhà có thể giảm đi các triệu chứng, nhưng sẽ không thể thay thế được việc điều trị chuyên khoa. So với việc thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, các phương pháp sẽ có mặt hạn chế, cụ thể:
- Nguy cơ dị ứng: Một số nguyên liệu có thể gây phản ứng dị ứng, kích thích vùng niêm mạc nhạy cảm.
- Hạn chế: Những cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng chỉ mang tính hỗ trợ, không thể điều trị dứt điểm.
- Rủi ro: Trong trường hợp hiểu sai hoặc áp dụng sai hoặc lạm dụng, phương pháp xông mũi có thể gây tổn thương vùng niêm mạc.
Việc điều trị, thăm khám tại các cơ sở y tế cùng bác sĩ chuyên khoa uy tín là điều vô cùng quan trọng trong việc trị dứt điểm viêm mũi dị ứng. Trong trường hợp không được chuyên gia can thiệp kịp thời, viêm mũi dị ứng có thể gây ra các biến chứng như viêm xoang hoặc viêm tai giữa.
Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý gây ra nhiều khó chịu, và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị dứt điểm, do bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Mong rằng 5 cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng có thể hỗ trợ bạn điều trị dứt điểm căn bệnh này. Trong trường hợp bạn cần hỗ trợ, tư vấn từ chuyên gia tai mũi họng ở phòng khám Quang Hiền chúng tôi, bạn có thể liên hệ qua hotline hoặc đến trực tiếp địa chỉ được cung cấp bên dưới.
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Website: https://taimuihongdanang.com
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com