Thông thường, đến từ nhiều nguyên nhân mà bé nhà bạn bị sổ mũi, nghẹt mũi như: thời tiết thay đổi thất thường, có dị vật trong mũi, hoặc cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, việc nghẹt mũi, sổ mũi cũng có thể là một triệu chứng của một vài bệnh lý nguy hiểm, cần hết sức thận trọng. Vì thế, phòng khám Quang Hiền muốn giải đáp thắc mắc chung rằng “bé bị sổ mũi nghẹt mũi phải làm sao?”, “nguyên nhân nào gây nên?” và “phòng ngừa như thế nào?”.
Nguyên nhân bé bị sổ mũi nghẹt mũi
Thời tiết thay đổi thất thường, hoặc do thể trạng sức khỏe của bé là những nguyên nhân gây ra sổ mũi nghẹt mũi. Tuy nhiên, bé bị sổ mũi nghẹt mũi cũng có thể đến từ các tác nhân khác, cụ thể:
- Không khí khô, thiếu ẩm: Niêm mạc của trẻ ở tuổi này tương đối nhạy cảm, nên khi không khí khô và độ ẩm thấp có thể khiến trẻ khô chất tiết, gây ra tình trạng sụt sịt, sổ mũi.
- Phản ứng dị ứng: Trẻ cũng có thể gặp phản ứng dị ứng trong môi trường sinh hoạt, có thể là: khói bụi, hóa chất, lông vật nuôi, nấm mốc, khói thuốc lá hoặc phấn hoa,… điều này có thể gây kích ứng cho vùng niêm mạc của trẻ.
- Cảm lạnh, cảm cúm: Bệnh lý phổ biến mà trẻ thường xuyên mắc phải, đặc biệt là những trẻ có đề kháng kém. Kèm theo triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi là sốt, ho, đau họng.
- Có dị vật bên trong: Trường hợp trẻ có dị vật bên trong có thể gây sổ mũi, đặc biệt là có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác nếu không được can thiệp kịp thời.
- Viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Viêm mũi dị ứng có triệu chứng tương tự như cảm cúm và gây ra hiện tượng hắt hơi, sổ mũi. Viêm xoang thì có thể sổ mũi kéo dài, và dịch mũi lúc này có thể đặc lại (có màu vàng hoặc xanh).
- Sưng tấy amidan, VA: Đây là 2 bộ phận có trách nhiệm giữ các tác nhân gây ra viêm, nhiễm xâm nhập vào mũi, họng và chống lại chúng. Trường hợp amidan và VA bị sưng, viêm có thể khiến trẻ nghẹt mũi, sổ mũi.
- Vách ngăn mũi bị lệch: Trường hợp vách ngăn mũi bị lệch quá nhiều có thể khiến cho một bên tắc nghẽn.
Bé bị sổ mũi nghẹt mũi phải làm sao? 5 cách xử trí
Khi trẻ nghẹt mũi, sổ mũi gây ra nhiều khó chịu, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, đặt ra câu hỏi “bé bị sổ mũi nghẹt mũi phải làm sao?”. Để xoa dịu nỗi lo lắng, cha mẹ có thể giúp tình trạng cải thiện hơn bằng cách:
Xịt mũi, vệ sinh mũi bằng nước muối
Đây là cách vệ sinh mũi, và làm giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi ở bé được nhiều phụ huynh sử dụng nhờ vào sự đơn giản và hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Khi nhỏ nước muối sẽ có thể khiến chất nhầy bên trong mũi loãng ra, dễ dàng hút ra ngoài và đem lại một đường thở thông thoáng cho bé. Cách để hút mũi cho bé:
- Để bé nằm ngửa, hoặc nghiêng đầu ra sau (nếu có thể), tuy nhiên không nên ép nếu trẻ không muốn.
- Tiếp theo, nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi.
Phụ huynh có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ hàng ngày. Về tần suất rửa sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của trẻ, tuy nhiên không nên rửa quá 2-3 lần/ngày.
Hút dịch mũi bằng bóng hút mũi
Dùng bóng hút mũi để hút dịch có thể giúp bé bị sổ mũi nghẹt mũi có đường thở thông thoáng. Cách thực hiện như sau:
- Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, làm loãng chất nhầy trong mũi.
- Khi chất nhầy loãng ra, phụ huynh lúc này sử dụng bóng hút mũi để hút nước muối và chất nhầy.
- Lưu ý nên bóp quả bóng trước khi đặt vào trong mũi bé, để khi ngưng bóp quả bóng có thể hút dịch nhầy ra.
- Sau khi hút một bên mũi, nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ rồi mới tiến hành hút bên còn lại.
- Không nên hút mũi quá 3 lần 1 ngày, vì dụng cụ hút cũng có thể làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ.
Xông hơi cho bé
Xông hơi cũng là cách làm giảm triệu chứng sổ mũi nghẹt mũi vì có thể làm loãng chất dịch nhầy và đẩy ra bên ngoài mũi dễ dàng hơn. Phụ huynh cho nước nóng vào chậu, đặt bé ngồi xông trong một quãng thời gian ngắn, chú ý không được cho trẻ chạm vào nước nóng.
Xem thêm: 2 phương pháp sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh
Giữ ẩm không khí
Phụ huynh có thể dùng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm để không khí không bị khô, cấp ẩm cho mũi của trẻ. Lưu ý cần thay nước cũng như vệ sinh thường xuyên tránh vi khuẩn, nấm mốc và không nên cho tinh dầu vào máy vì có thể kích ứng đường hô hấp.
Dùng thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi (theo hướng dẫn bác sĩ)
Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn như sổ mũi, nghẹt mũi kèm sốt, uể oải, nôn và suy nhược thì phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định, và hướng dẫn sử dụng thuốc như:
- Thuốc kháng histamin: Hỗ trợ điều trị triệu chứng dị ứng nên không nên cho trẻ sử dụng nhiều ngày. Thuốc kháng histamin tác dụng phụ gây buồn ngủ, và không được khuyến cáo cho trẻ ho có đờm, hen suyễn hoặc viêm hô hấp dưới.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Các loại thuốc như Hapacol hoặc Paracetamol cũng có thể được chỉ định, tuy nhiên cần tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng vì có thể gây tác dụng phụ nếu dùng sai cách.
- Thuốc kháng sinh: Cần theo tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thuốc kháng sinh có thể dùng cho những trường hợp viêm nhiễm nặng.
- Thuốc giảm ho: Có thể chỉ định cho bé bị sổ mũi nghẹt mũi kèm ho khan, ho dai đẳng. Tác dụng phụ có thể gây suy hô hấp nên cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của chuyên gia.
Một vài cách khác
- Uống đủ nước: Nước có thể làm chất nhầy trong mũi loãng đi, nhưng không nên ép trẻ uống nhiều nước. Thay vào đó, cho trẻ uống một ngụm nhỏ và đủ lượng nước trong ngày. Uống đủ nước ngoài ra còn giúp cơ thể bảo vệ khỏi tác nhân gây ra cảm cúm hoặc cảm lạnh.
- Hỉ mũi (trẻ lớn): Nếu trẻ lớn và có thể tự hỉ mũi được thì bạn cũng có thể sử dụng cách này. Phụ huynh sẽ cần hỗ trợ, làm mẫu và hướng dẫn cho đến khi bé thành thục. Lưu ý không nên bắt bé hỉ mũi quá mạnh.
- Kê gối: Đặt một chiếc gối kê cao đầu cho bé, làm giảm đi triệu chứng nghẹt mũi khi ngủ và hỗ trợ chất nhầy chảy ra tự nhiên.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Một vài dấu hiệu nên dẫn bé đến bác sĩ tiến hành thăm khám:
- Sốt cao > 38.5°C, sốt kéo dài, không thuyên giảm dù đã uống thuốc.
- Khó thở, thở gấp hoặc có dấu hiệu hụt hơi.
- Bỏ bú, bỏ ăn, uể oải, chán ăn.
- Thay đổi ý thức: Trẻ lờ đờ, uể oải, mất tập trung.
- Dịch mũi có máu hoặc có màu sắc bất thường (xanh, vàng)
Bé bị sổ mũi nghẹt mũi cần tránh các phương pháp sau
Có một số phương pháp mà bậc cha mẹ cần tránh:
- Hút mũi bằng miệng: Tuyệt đối không nên thực hiện phương pháp này, vì vi khuẩn từ khoang miệng của người hút có thể lây sang trẻ và dẫn đến nhiều bệnh lý khác.
- Tự ý cho bé sử dụng thuốc: Không nên sử dụng các nhóm thuốc mà chưa có sự chỉ định của chuyên gia, bác sĩ.
Xem thêm: Dấu hiệu viêm amidan, 9 lưu ý phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bé bị sổ mũi nghẹt mũi bố mẹ cần lưu ý
Phụ huynh nên chú ý một số điều dưới đây để có thể cải thiện tình trạng sức khỏe cho bé bị sổ mũi nghẹt mũi:
- Giữ ấm cho trẻ trong những lúc thời tiết thay đổi đột ngột, trời lạnh.
- Bổ sung thực phẩm, chế độ giàu dinh dưỡng, vitamin nói chung và vitamin C nói riêng để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Hạn chế cho bé ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp.
- Giữ trẻ tránh xa môi trường khói thuốc lá, ô nhiễm, hóa chất độc hại.
- Vệ sinh sạch sẽ mũi để bé có thể thở thông thoáng.
- Tuyệt đối không nhỏ nước ép tỏi cho bé.
- Không hút mũi bằng miệng.
- Không tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
- Không hút mũi, rửa mũi cho bé quá nhiều lần trong ngày.
Thông qua bài viết giải đáp thắc mắc bé bị sổ mũi nghẹt mũi phải làm sao này, bạn có thể nhận đầy đủ thông tin về nguyên nhân, cách xử trí. Trong trường hợp bạn cần giải đáp băn khoăn, thắc mắc hãy liên hệ với phòng khám tai mũi họng Quang Hiền tại Đà Nẵng thông qua hotline hoặc địa chỉ bên dưới.
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Website: https://taimuihongdanang.com
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com