Đau họng là một triệu chứng phổ biến, có thể đến từ những nguyên nhân bao gồm bệnh lý hoặc đang viêm nhiễm. Đây là tình trạng thường gặp, xuất hiện ở nhiều độ tuổi, tuy không nguy hiểm nhưng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Vì thế mà nhiều bệnh nhân lo lắng, xuất hiện câu hỏi đau họng không nên ăn gì, và nên ăn gì?
Nguyên nhân gây nên đau họng
Trước khi tìm hiểu đau họng không nên ăn gì và nên ăn gì, việc tìm hiểu nguyên do gây ra đau họng rất cần thiết. Những nguyên nhân dẫn đến đau họng có thể đến từ 2 nhóm chính gồm viêm nhiễm hoặc do bệnh lý, cụ thể là:
Nhiễm trùng trong đó chia ra làm nhiễm trùng do vi khuẩn, hoặc đến từ virus
- Vi khuẩn: Gồm có Streptococcus và Haemophilus influenzae thường gặp. Trong đó Streptococcus (liên cầu khuẩn) là tác nhân thường gặp, dẫn đến viêm họng liên cầu và bên cạnh đó là H.influenzae có thể gây ra viêm họng cấp hoặc mạn tính.
- Virus: Có thể kể đến như Adenovirus, gây ra triệu chứng đau họng, kèm sốt, uể oải; Epstein-Barr Virus (EBV), có mối liên hệ với bệnh tăng bạch cầu đơn nhân, gây ra viêm họng nặng.
Bệnh lý
- Dị ứng và kích ứng: Tác nhân gây dị ứng có thể kể đến như phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc lông động vật.
- Tiếp xúc với môi trường: Môi trường có hóa chất độc hại, khói thuốc lá, khói bụi hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra đau họng.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Nguyên nhân gây đau họng mạn tính, acid trào ngược lên khiến vùng niêm mạc họng bị kích ứng.
- Bệnh lý tại chỗ (u lành/ác tính): U lành tính có thể đến từ polyp dây thanh hoặc u nang họng. Mặt khác, ung ác tính có thể bao gồm ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.
- Bệnh hệ thống (bệnh tự miễn, bệnh máu…): Đau họng có thể là một triệu chứng đi kèm khi người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp hoặc lupus. Bệnh về máu có thể tổn thương họng gồm bạch cầu cấp hoặc tăng bạch cầu đơn nhân.
Một số bệnh lý có triệu chứng đau họng kèm theo:
- Lao phổi.
- Trào ngược dạ dày.
- Mắc bệnh tuyến giáp.
- Ung thư đầu cổ.
Triệu chứng đau họng có thể gồm:
- Cảm giác đau, ngứa ở cổ họng.
- Đau hơn khi nuốt hoặc nói chuyện.
- Khó nuốt nước bọt, thức ăn.
- Sưng tấy ở vùng cổ, cằm, lưỡi gà.
- Khàn tiếng, có thể ho.
Đau họng không nên ăn gì?
Đau họng không nên ăn gì là câu hỏi được mọi người đặt ra rất thường xuyên. Bởi, đây là căn bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi và rất dễ dàng gặp phải. Thế nên hãy cùng tìm hiểu đau họng nên tránh các loại thực phẩm nào nhé.
1/ Thực phẩm có tính axit
Khi bị đau họng, người bệnh nên tránh các thực phẩm có vị chua, tính axit có thể gây kích ứng cho vùng niêm mạc cổ họng. Gây ra hiệu ứng đau rát, nóng ở vùng cổ họng và làm trầm trọng hơn các tình trạng đau họng.
Một số thực phẩm mà đau họng không nên ăn như chanh, me, cam, bưởi, đồ muối chua,… Trường hợp cần bổ sung vitamin C thì có thể hướng đến các món như đào, dưa, hoặc kiwi.
2/ Thực phẩm cứng, giòn
Khi đau họng không nên ăn các thực phẩm cứng, giòn, vì triệu chứng điển hình nhất là cảm giác đau khi nuốt nên các thực phẩm này sẽ tăng nguy cơ tổn thương vùng họng. Đặc biệt, sự cọ xát có thể khiến vùng họng sưng tấy, thậm chí gây ra chảy máu.
Một số loại thức ăn cứng, giòn nên tránh có thể kể đến như bánh mì, bắp, khoai,… Người bệnh có thể ăn những loại thực phẩm loãng, mềm như cháo, canh hoặc súp.
Xem thêm: Nội soi họng bao nhiêu tiền, 5 yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá
3/ Đồ ăn cay, nóng
Thực phẩm cay, nóng có thể khiến cho cơn ho trầm trọng và kéo dài hơn, dẫn đến sưng, đau vùng họng. Các loại thực phẩm cay nóng điển hình như ớt, tiêu, gừng, súp, canh nóng,…
4/ Các loại thực phẩm đóng hộp
Các loại thức ăn chế biến sẵn, được đóng hộp hầu hết đều chứa chất bảo quản, hãy hạn chế sử dụng và thay vào đó nên chế biến các món ăn đầy đủ dinh dưỡng.
5/ Thức ăn nhanh, thức ăn nhiều chất béo
Bệnh nhân đang đau họng cần tránh các món ăn chứa nhiều chất béo, hay thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên. Các loại thực phẩm giàu chất béo sẽ tốn rất nhiều thời gian tiêu hóa, gây ra hệ lụy khó tiêu. Song, thực phẩm nhiều chất béo cũng kích thích vùng niêm mạc, khiến tình trạng đau rát trở nên trầm trọng hơn.
6/ Nước tạo màu, có gas
Các loại nước có gas có thể gây kích thích vùng niêm mạc, làm tình trạng đau, rát họng nghiêm trọng hơn.
7/ Thức uống, món ăn lạnh
Họng là một khu vực thuận lợi để vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra các bệnh lý như viêm họng cấp. Đối với ai thường xuyên ăn uống đồ lạnh trong thời gian dài như nước đá, kem,… có thể gây ra tình trạng giảm nhiệt độ ở vùng họng, tăng nguy cơ bỏng lạnh, kích ứng niêm mạc gây ra đau rát cổ họng.
8/ Chất kích thích
Người bệnh cũng cần tránh các loại chất kích thích như rượu bia, khói thuốc lá hay cà phê. Những loại chất này có thể gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, khiến có thể mất nước và dẫn đến tình trạng đau, rát, ho kéo dài, ho có đờm.
Nên tránh những loại thực phẩm kể trên và thay vào đó là sử dụng các thực phẩm lành mạnh, cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu vitamin.
Đau họng nên ăn gì?
Một số thực phẩm mà bệnh nhân đau họng có thể sử dụng:
- Các loại thức ăn mềm, lỏng: Các loại thực phẩm mềm được hầm, xay nhuyễn hoặc loãng có thể hạn chế tổn thương nặng hơn, giảm cảm giác khó chịu khi nuốt.
- Những thực phẩm tươi mát, chứa nhiều nước: Các loại trái cây chứa nhiều nước sẽ giúp cổ họng đỡ khô, hạn chế tình trạng đau, rát và giúp dịu cổ họng.
- Giàu vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên nên chú ý tránh những thực phẩm chua nhiều, có tính axit cao.
-
Giàu kẽm: Kẽm cũng giúp tăng sức đề kháng, sức khỏe tổng quát được cải thiện.
- Uống đủ nước: Bổ sung đầy đủ nước cũng là cách để tăng sức đề kháng. Nên chú ý uống các loại nước lọc, nước ép hoặc trà, tránh các loại nước đóng chai, tạo màu.
Xem thêm: 11 cách chữa đau họng tại nhà, nguyên liệu dễ tìm
Khi nào đau họng cần gặp bác sĩ?
Khi các triệu chứng đau họng trở nên nặng hơn, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng thì người bệnh cần được thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra biện pháp điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu rõ rệt như:
- Cơ thể uể oải, lừ đừ.
- Khó nuốt .
- Khó thở.
- Sốt cao trên 38,5 độ C.
- Phát ban đỏ.
- Nổi hạch.
- Đau nhức khớp.
- Các triệu chứng đau họng không giảm.
- Có tiền sử mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Cách phòng ngừa đau họng quay trở lại
- Giữ ấm cho cơ thể khi trời chuyển lạnh và hạn chế uống nước đá, thực phẩm đông lạnh.
- Đeo khẩu trang thường xuyên.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Hạn chế các loại thực phẩm chua, cay nóng.
- Ăn uống khoa học, chế độ dinh dưỡng phù hợp, và uống đủ nước.
- Tập thể dục, thể thao điều độ.
- Thăm khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe cổ họng thường xuyên.
- Hạn chế rượu bia, tránh hút thuốc, hay ở môi trường nhiều khói thuốc lá.
Đây là những cách phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe vùng họng nhằm tránh tình trạng đau họng quay trở lại. Mong rằng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về vấn đề. Và thay vào đó nên ăn gì và làm gì để giảm cơn đau họng.
Nếu các triệu chứng trở nên nguy hiểm, bạn nên thực hiện thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng trầm trọng. Bạn có thể tham khảo phòng khám tai mũi họng Quang Hiền, nhận tư vấn, hỗ trợ các bệnh lý, tình trạng gây ra đau họng bằng cách liên hệ thông qua hotline hoặc đến trực tiếp địa chỉ được đặt bên dưới.
PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com