Việc nghe kém, mất thính lực có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 tai của trẻ. Các em mắc phải trường hợp nghe kém/giảm thính lực sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập và cả giao tiếp xã hội. Việc sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh sẽ giúp phát hiện và đưa ra giải pháp kịp thời, bảo vệ sức khỏe đôi tai toàn diện hơn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghe kém, khi nào cần sàng lọc và các dấu hiệu nghi ngờ, phát hiện trẻ đang bị khiếm thính.
Khi nào nên sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh?
Tình trạng nghe kém là khi sức nghe của bé bị suy giảm so với thông thường, lúc này trẻ sẽ không nghe được những âm thanh nhỏ, trong khi ngưỡng nghe được xem là bình thường là ≤15dB (thính lực đơn âm), trường hợp có con số lớn hơn là nghe kém.
Phân độ nghe kém theo WHO:
- Trẻ có dấu hiệu bình thường: 0-25 dB.
- Triệu chứng giảm thính lực nhẹ: 26-40 dB.
- Trung bình: 41-60 dB.
- Nặng: 61-80 dB.
- Suy giảm thính lực rất nặng: >81 dB.
- Điếc hoàn toàn: Không đáp ứng với âm thanh.
Giảm thính lực được phân chia thành nhiều cấp độ, từ nhẹ – trung bình nhẹ – trung bình nặng – nặng và cuối cùng là điếc. Nghe kém đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm do tai biến sản khoa trong quá trình sinh sản, do nguyên nhân khác sau sinh hoặc do bẩm sinh ở trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh sẽ sàng lọc nghe kém trong thời gian từ 24h – 72h. Sàng lọc thính lực cho trẻ cần được tiến hành muộn nhất trong vòng 1 tháng sau khi được sinh ra. Đối với trường hợp trẻ nghe kém được chẩn đoán trong vòng 3 tháng, sau đó tiến hành can thiệp trong vòng 6 tháng.
Theo khuyến cáo của AAP (American Academy of Pediatrics), trẻ cần thực hiện các khâu sàng lọc dựa theo:
- Sàng lọc trước khi xuất viện (thường là 24-48h sau sinh)
- Hoàn thành sàng lọc trước 1 tháng tuổi
- Chẩn đoán xác định trước 3 tháng tuổi
- Can thiệp trước 6 tháng tuổi
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nghe kém, mất thính lực
Nguyên nhân bẩm sinh
- Yếu tố di truyền: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, khi bố mẹ có khả năng nghe kém thì trẻ cũng có nguy cơ nghe kém so với những bé có bố mẹ sở hữu sức khỏe đôi tai khỏe mạnh.
- Đến từ thời kỳ mang thai: Trong trường hợp người mẹ mắc các bệnh lý như Rubella, herpes hoặc giang mai thì trẻ có khả năng bị nghe kém, hoặc thậm chí là điếc. Hoặc mẹ mang thai đang sử dụng các loại thuốc như điều trị sốt rét, lợi tiểu có thể tác động lên sức khỏe đôi tai của trẻ. Bên cạnh đó có thể đến từ nhiễm trùng ối, một số dị tật khác ở những vị trí như tim, mắt, ống tai, vành tai,…
Tai biến sản khoa trong khi sinh
- Sinh non có cân nặng thấp: Trường hợp trẻ sinh non và có cân nặng dưới 1kg5 thì sẽ đối mặt với nguy cơ nghe kém hơn so với những bé đủ tháng.
- Vàng da sau sinh: Đối với những trẻ gặp tình trạng vàng da nặng có thể gây ra vấn đề nghe kém vì tổn thương thần kinh nghe. Điều này đến từ việc tăng bilirubin một cách tự do, gây tổn thương thần kinh thính giác thân não.
- Trẻ bị thiếu oxy khi sinh: Khi không có đủ oxy thì khả năng của ốc tai sẽ không được đảm bảo. Đối với những trẻ khi sinh bị ngạt, thiếu oxy có thể tổn thương các tế bào hạch ốc tai. Đặc biệt, nếu trẻ thiếu oxy nặng có thể dẫn đến ốc tai bị tổn thương trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng nghe của bé/
Do nguyên nhân khác sau sinh
- Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn có thể kể đến 2 trường hợp là viêm tai mạn tính và viêm màng não. Viêm tai sẽ có thể gây ra nghe kém dẫn truyền, ở mức độ nhẹ đến trung bình. Mặt khác, viêm màng não sẽ có di chứng giảm thính lực ở cấp độ khác nhau. Đặc biệt lưu ý với trường hợp viêm màng não mủ, gây ra nguy cơ điếc cao, thậm chí có thể điếc vài ngày sau khi mắc bệnh.
- Chấn thương: Các chấn thương nằm ở vùng đầu, và tai là một trong những yếu tố gây nên giảm thính lực. Điều này có thể dẫn đến nghe kém tạm thời hoặc vĩnh viễn, vì các cấu trúc của tai bị ảnh hưởng bởi các chấn thương vùng đầu.
- Dùng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh như gentamicin, hoặc tobramycin,… Có thể gây ảnh hưởng lên bộ phận ốc tai, hoặc xâm nhập và phá huỷ tế bào thân kinh/tế bào ốc tai gây ra nghe kém.
- Tiếng ồn lớn: Tiếng ồn trên 115dB có thể gây ra nghe kém hoặc điếc dù chỉ tiếp xúc 1 lần trong quãng thời gian ngắn (3-15 phút). Tuy nhiên, khả năng nghe của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng dù chỉ tiếp xúc với âm thanh có cường độ trên 100dB.
Bên cạnh đó có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm: quai bị, sởi, nút ráy tai, dị vật trong tai, động kinh,…
Xem thêm: Nội soi viêm tai ngay nếu có 10 dấu hiệu này (kể cả trẻ em)
Dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị khiếm thính
Thủ thuật sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh
Trẻ có khả năng nghe kém từ khi còn nhỏ mà không được điều trị kịp thời có thể không phục hồi ngôn ngữ như bao đứa trẻ khác. Chưa kể đến việc này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập của bé. Vì thế mà các phương pháp sàng lọc và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con em:
Đo lường âm thanh truyền ra từ ốc tai
Khi âm thanh truyền vào ốc tai, tín hiệu sẽ được đưa tới não, lúc này sẽ có thêm 1 âm thanh khác (riêng biệt) truyền từ ốc tai vào trở lại ống tai, đây là âm thanh “truyền ra” từ ốc tai. Sau đó, âm thanh sẽ được bác sĩ ghi vào qua micro và trở thành hình ảnh trên Tv, phương pháp này thường kéo dài khoảng 5-8 phút.
Trường hợp có âm thanh được truyền ra, bao gồm những âm thanh quan trọng cho sự phát triển khả năng nghe sau này thì trẻ được xem là đã vượt qua bài test.
Quan sát đáp ứng âm của cuống não
Đo lường các xung điện được truyền từ tai đến não khi phản ứng với âm thanh, đồng thời đo lường sự gắn bó của hệ thống nghe. Âm thanh truyền tới não sẽ được các điện cực ghi lại và trình chiếu lên màn hình. Phương pháp này kéo dài trong khoảng 5-10 phút.
Đây là 2 phương pháp có độ chính xác cao, không gây ra đau đớn và là thủ thuật không xâm lấn. Đo lường âm thanh truyền từ ốc tai thường đơn giản và có giá rẻ hơn nhưng sẽ có tỷ lệ dương tính “giả” cao hơn so với phương pháp còn lại.
Việc sàng lọc nghe kém ở trẻ là vô cùng quan trọng
Đối với các trẻ em nghe kém, hoặc thậm chí mất thính lực thì hành trình khôi phục lại sức khỏe đôi tai để con em có thể nghe, nói sẽ yêu cầu nhiều công sức và sự kiên nhẫn đến từ bậc phụ huynh và bác sĩ.
Vì thế mà việc sàng lọc nghe kém ở trẻ rất cần thiết, nhằm phát hiện và đưa ra những giải pháp kịp thời nhất. Những trường hợp trẻ bị khiếm thính cần xác định và điều trị trước 6 tháng sau sinh.
Biện pháp phòng ngừa nghe kém ở trẻ
Để có thể bảo vệ sức khỏe đôi tai con em toàn diện, hãy chú ý những biện pháp ngăn ngừa nghe kém này:
- Mẹ mang thai cần nghỉ ngơi điều độ, chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đủ vitamin.
- Mẹ cần tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng ngăn ngừa các bệnh nghe kém ở trẻ.
- Phòng tránh những căn bệnh nhiễm trùng sau sinh.
- Theo dõi và điều trị các bệnh lý tai mũi họng.
- Điều trị sớm các trường hợp vàng da.
- Khám thai định kỳ: Kiểm soát, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
- Tránh các thuốc độc với tai trong khi mang thai: Không tự ý sử dụng các loại thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Tiêm phòng đầy đủ (đặc biệt là rubella): Tiêm phòng theo khuyến nghị để ngăn ngừa khả năng có dị tật tai bẩm sinh, làm giảm khả năng nghe của trẻ.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý trong thai kỳ: Các bệnh lý như đái tháo đường, cao huyết áp,… cần được theo dõi sát sao trong quá trình mang thai.
- Theo dõi sát các yếu tố nguy cơ cao: Những yếu tố có nguy cơ cao bao gồm những bé sinh non, nhẹ cần hoặc tiền sử gia đình có người bị khiếm thính.
Xem thêm: Trẻ bị viêm tai và những việc bố mẹ cần làm
Con người học hỏi và giao tiếp bằng cách nghe, điều này cho thấy thính lực quan trọng như thế nào trong khả năng đọc hiểu của con em. Vì thế, việc sàng lọc và thăm khám ngay khi trẻ có các dấu hiệu trên là điều cần thiết.
Nếu con em có các dấu hiệu trên, hoặc bạn cần sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh để phòng tránh, ngăn ngừa các khả năng trẻ bị mất thính lực, hoặc suy giảm thính lực. Thì bạn có thể liên hệ với phòng khám tai mũi họng Quang Hiền, tại hotline hoặc địa chỉ bên dưới đây. Chúc mẹ và bé có nhiều sức khỏe tổng quát nói chung và đôi tai nói riêng.
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Website: https://taimuihongdanang.com
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com