Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu? 4 phương pháp tầm soát

Tầm soát ung thư vòm họng là cách để có thể phát hiện sớm, và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội để điều trị bệnh từ những giai đoạn sớm. Hơn nữa, các triệu chứng của căn bệnh thường không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn. Vì thế, việc đặt câu hỏi tầm soát ung thư vòm họng ở đâu là điều dễ hiểu.

Tìm hiểu chung về ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp nhất trong các loại ung thư đau cổ. Đến từ sự phát triển bất thường ở các tế bào nằm trong vòm họng có thể gây ra ung thư vòm họng. Căn bệnh này thường có chẩn đoán chậm, vì những triệu chứng giai đoạn đầu không rõ ràng, còn mơ hồ nên có thể gây ra nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính.

Bệnh lý này được chia làm 4 giai đoạn, cụ thể

  • Giai đoạn 1: Giới hạn trong vòm họng
  • Giai đoạn 2: Khối u mở rộng ra ngoài khu vực vòm họng.
  • Giai đoạn 3: Khối u lớn
  • Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư vòm họng

Để tránh bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn thì ung thư vòm họng cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, khi được điều trị ở những giai đoạn đầu thì chi phí cũng sẽ ít tốt kém hơn và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân cũng sẽ không sa sút đi nhiều. 

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng thường mơ hồ, dễ dẫn đến nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đến khi bước vào giai đoạn 2 hoặc 3 thì các triệu chứng lúc này mới có phần rõ ràng hơn. Giai đoạn khác nhau sẽ yêu cầu các lộ trình, phác đồ điều trị khác nhau, tỷ lệ điều trị thành công cũng sẽ dựa vào đó mà khác nhau.

Khi nào cần tầm soát ung thư vòm họng?

Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu?
Khi nào cần tầm soát ung thư vòm họng?

Bệnh nhân thường có xu hướng mua thuốc tại nhà để điều trị ung thư vòm họng. Điều này tương đối dễ hiểu vì các triệu chứng của ung thư vòm họng không quá rõ ràng, nên người bệnh thường bị nhầm lẫn và cho rằng đó chỉ là các bệnh lý tai mũi họng thông thường. Tuy nhiên, sẽ có một vài dấu hiệu mách bảo rằng đó có thể là triệu chứng của ung thư, cụ thể:

  • Đau đầu, nửa đầu, cơn đau có thể kéo dài âm ỉ, có thể đau mặt và đau sau vùng hốc mắt.
  • Đau, rát cổ họng, khó nuốt, chán ăn.
  • Suy giảm thính lực, nghe kém, ù tai.
  • Mũi có dịch nhầy, có thể có mủ hoặc máu xen lẫn.
  • Thường xuyên có triệu chứng chảy máu mũi.
  • Cơ thể uể oải, kiệt sức và sụt cân không rõ lý do.

Trên đây là một vài dấu hiệu chưa rõ ràng, tuy nhiên các dấu hiệu muộn hơn sẽ là minh chứng cụ thể hơn cho bệnh lý này, có thể kể đến như:

  • Bắt đầu phát triển nghiêm trọng hơn ở các triệu chứng liên quan tai, mắt, mũi.
  • Liệt mặt đến từ việc dây thần kinh bị chèn ép.
  • Nghẹt mũi một bên kéo dài
  • Giảm thị lực do xâm lấn hốc mắt
  • Đau đầu sau gáy
  • Nổi hạch cổ (thường gặp nhất là nhóm II, III)

Đối tượng cần chú ý tầm soát ung thư vòm họng, gồm:

  • Người nhiễm virus Epstein – Barr.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Gia đình có tiền sử mắc ung thư vòm họng.

Xem thêm: 11 cách chữa đau họng tại nhà, nguyên liệu dễ tìm

Những phương pháp tầm soát ung thư vòm họngTầm soát ung thư vòm họng ở đâu?

Sau đây là một vài phương pháp mà bác sĩ sẽ chỉ định, dựa theo triệu chứng và những nghi ngờ:

Nội soi

Vị trí vòm họng nằm sâu bên trong, khó quan sát bằng mắt thường nên sẽ cần thủ thuật nội soi để bác sĩ có thể quan sát các vùng tổn thương bên trong. Đây là phương pháp sử dụng ống nội soi mềm, được gắn camera và kính chuyên dụng nhằm quan sát và kiểm tra lớp niêm mạc và theo dõi các bất thường ở khu vực này.

Tuy nhiên, đây là phương pháp có mặt hạn chế khi nội soi không thể đánh giá chính xác sự xâm lấn cũng như bỏ sót các vị trí nằm bên dưới niêm mạc. 

Lấy mẫu sinh thiết

Trong trường hợp nội soi và phát hiện khối u, lúc này bệnh nhân sẽ được bác sĩ lấy một mẫu nhỏ để xét nghiệm. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về bệnh lý bạn đang mắc phải.

Ngoài ra, không chỉ đối với trường hợp phát hiện, mà bác sĩ có thể lấy mẫu sinh thiết dựa trên nghi ngờ biểu hiện, dấu hiệu của người bệnh, điều này hạn chế tối thiểu việc bỏ sót.

Chẩn đoán hình ảnh

Những thủ thuật chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ có thể đánh giá chính xác đặc điểm khối u như vị trí, kích cỡ và tính chất xâm lấn. Nhờ vậy mà bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp nhất, các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính – CT.
  • Chụp cộng hưởng từ – MRI.
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron – PET/CT.
  • Trường hợp đánh giá di căn xương có thể sử dụng thủ thuật xạ hình xương.

Những xét nghiệm quan trọng khác có thể được yêu cầu:

  • Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể kháng EBV(Epstein-Barr)
  • Xét nghiệm DNA EBV trong máu (đo lường nồng độ DNA của virus EBV)
  • Marker u là một chỉ điểm quan trọng, giup nhận biết và theo dõi dấu hiệu bất thường của khối u.

Phòng ngừa căn bệnh ung thư vòm họng như thế nào?

Việc thay đổi lối sống cùng những thói quen khoa học, lành mạnh có thể giảm thiểu khả năng mắc ung thư vòm họng, bạn cần chú ý:

  • Bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin cho cơ thể
  • Tránh dùng quá nhiều các loại thực phẩm ướp muối, muối chua như dưa muối, củ kiệu, cá muối, và các loại thực phẩm lên men có chứa nhiều Nitrosamine.
  • Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập luyện thể dục thể thao.
  • Thăm, khám sức khỏe định kỳ ở các cơ sở uy tín.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế khói bụi.
  • Tránh xa môi trường bị ô nhiễm, có hóa chất độc hại.
  • Hạn chế, tránh xa rượu bia và tuyệt đối không được hút thuốc lá.
  • Tầm soát định kỳ với người có nguy cơ cao.
  • Tiêm vắc-xin EBV (khi có).

Xem thêm: Đau họng không nên ăn gì? 5 loại thực phẩm nên ăn

Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu uy tín?

Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu?
Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu?

Thông qua bài viết này, bạn có thể thấy việc tầm soát ung thư vòm họng quan trọng nhường nào đến sức khỏe, kiểm soát được tình trạng ngay khi chưa có những triệu chứng rõ ràng. Đây cũng được xem là giải pháp tốt nhất, hạn chế việc các khối u đã xâm lấn và di căn lên những bộ phận khác của cơ thể.

Khi có các dấu hiệu kể trên, và người bệnh thường xuyên có những thói quen đã được bài viết nêu rõ. Hãy thực hiện thăm khám tại những phòng khám, cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ có thể thực hiện nội soi, hay kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường. Từ đó mà có thể kiểm soát và đưa ra phác đồ điều trị ngay khi bệnh lý còn ở giai đoạn sớm.

Để có thể nhận hướng dẫn, tư vấn về bệnh lý này, hay kiểm tra và đánh giá tình trạng căn bệnh, triệu chứng của bệnh nhân. Bạn có thể đến phòng khám tai mũi họng Quang Hiền để bác sĩ có thể quan sát, theo dõi các triệu chứng và đưa ra chẩn đoán, cũng như phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 

Mong rằng bài viết tầm soát ung thư vòm họng ở đâu này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin dành cho bạn đọc về triệu chứng, đối tượng cần đi khám ngay. Chúc bạn một ngày tốt lành và hy vọng các triệu chứng có thể thuyên giảm và bạn có thể lấy lại chất lượng cuộc sống trước kia.