3 nguyên nhân viêm mũi dị ứng thường bị bỏ qua

Viêm mũi dị ứng có thể là thể theo mùa, hoặc thể quanh năm. Tùy thuộc vào thời điểm, và nguyên nhân viêm mũi dị ứng mà người bệnh có thể mắc các triệu chứng như, sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi và đôi khi có thể đồng thời diễn ra cùng viêm kết mạc. Viêm mũi dị ứng có thể tái đi tái lại nhiều lần trong năm, gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tìm hiểu chung về viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là triệu chứng của mũi khi bị phản ứng dị ứng do các nguyên nhân đến từ môi trường, thời tiết như, lông động vật, phấn hoa, khói bụi, hóa chất độc hại hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Đây là bệnh lý có thể xảy ra quanh năm (thể không theo chu kỳ) hoặc theo mùa (thể theo chu kỳ), cụ thể:

  • Thể viêm không theo chu kỳ: Đây là thể viêm mũi phổ biến nhất, xuất hiện quanh năm, gồm những triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi khi thức dậy vào buổi sáng, và quay trở lại khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn hoặc lạnh. Nước mũi có thể trong suốt khi vừa bị nhưng sẽ dần chuyển sang đặc (nếu có bội nhiễm vi khuẩn), chảy từng đợt, gây nên hắt hơi liên tục.
  • Thể viêm theo chu kỳ: Phổ biến vào đầu mùa nóng hoặc lạnh, gây ra triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi liên tục, đỏ mắt, ngứa mắt và chảy nước mắt, nước mũi có dịch nhầy trong mũi. Bệnh nhân lúc này có thể cảm thấy bỏng, rát vùng niêm mạc vòm họng, cơ thể uể oải, đau đầu. Các triệu chứng có thể kéo dài suốt thời gian tiếp xúc với dị nguyên và thường cải thiện khi ngừng tiếp xúc. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát, nếu tái phát nhiều năm kéo dài có thể gây thoái hóa, niêm mạc mũi bị phù nề, phì đại cuốn mũi.

Xem thêm: Bé bị nghẹt mũi sổ mũi phải làm sao? 5 cách xử trí

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng là gì?

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Một số nguyên nhân thường gặp gây ra viêm mũi dị ứng là:

  • Các nguyên nhân gây dị ứng trong nhà: Lông động vật, nấm mốc, mùi hôi, hóa chất có khả năng kích ứng và vệ sinh cá nhân.
  • Các nguyên nhân gây dị ứng trong không khí: Những tác nhân gây ra dị ứng có thể bao gồm: Phấn hoa, khói bụi, hóa chất độc hại, khói thuốc lá, môi trường vệ sinh không đảm bảo,…
  • Các nguyên nhân gây dị ứng từ nghề nghiệp: bụi phấn, hóa chất độc hại, khói thuốc lá, nhang khói, khói bụi, bụi sơn, bụi xi măng, gỗ, …

Có thể nói là các tác nhân gây nên nguyên nhân viêm mũi dị ứng có mặt ở hầu hết mọi nơi. Vì thế mà không chỉ tránh xa các nguyên nhân, mà còn phải tăng cao sức khỏe tổng quát, từ đó hệ miễn dịch có thể bảo vệ cơ thể tốt hơn trước các tác nhân gây bệnh.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Triệu chứng phổ thông nhất là người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, ở vùng mũi, mắt hoặc miệng, kèm theo những dấu hiệu như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi hoặc chảy nước mũi. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng cũng có thể khiến cho người bệnh ho, hoặc thở khò khè, đặc biệt đối với những người mắc bệnh hen suyễn.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng còn có thể là khiến mũi đỏ, sưng tấy, trường hợp mắc thể theo chu kỳ còn có thể khiến người bệnh viêm kết mạc và phù nề mắt.

Viêm mũi dị ứng có gì khác so với viêm mũi thông thườngNguyên nhân viêm mũi dị ứng

Để có thể nhận ra sự khác biệt, bệnh nhân mắc các triệu chứng có thể theo dõi các biểu hiện sau:

Viêm mũi thông thường

  • Nguyên nhân: Đến từ virus, vi khuẩn hoặc các mầm bệnh.
  • Triệu chứng: Ít hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mũi nhiều, dịch mũi đặc (có thể có mủ), cơ thể uể oải.

Viêm mũi dị ứng

  • Nguyên nhân: Đến từ các tác nhân dị ứng gây ra, có thể là phấn hoa, khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Triệu chứng: Hắt xì, ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi (lỏng).

Có rất nhiều bệnh nhân thường xuyên nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh viêm mũi này, nên thường chủ quan trong việc thăm, khám. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh không thể được điều trị kịp thời, có nguy cơ gặp phải một vài biến chứng nặng hơn.

Phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng thông thường có thể chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, và chỉ xét nghiệm trong trường hợp bệnh tình không cải thiện khi điều trị bằng phương pháp khác. Một số xét nghiệm có thể kể đến như:

  • Xét nghiệm tế bào dịch học mũi
  • Nghiệm pháp kiểm tra độ châm chích da
  • Nghiệm pháp kích thích mũi
  • Xét nghiệm hấp thụ chất phóng xạ, (RAST), định lượng IgE huyết thanh.

Viêm mũi dị ứng có để lại biến chứng không?

Viêm mũi dị ứng sẽ có thể để lại biến chứng nếu như không được điều trị dứt điểm, một số biến chứng nghiêm trọng có thể để lại như: thoái hóa niêm mạc mũi, phù nề niêm mạc, phì đại cuống mũi, polyp mũi, viêm xoang, và viêm họng, viêm phế quản,…

Viêm mũi dị ứng nếu bội nhiễm hoặc đi kèm với bệnh lý nền như hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ viêm phế quản hoặc viêm phổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé.

Cách điều trị viêm mũi dị ứngNguyên nhân viêm mũi dị ứng

Bệnh nhân có thể áp dụng một số cách dưới đây để thuyên giảm tình trạng viêm mũi dị ứng:

  • Sử dụng thuốc: Có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng histamin, tuy nhiên cần chú ý sử dụng đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.
  • Thuốc xịt mũi, rửa mũi: Rửa mũi, xịt mũi là giải pháp giúp người mắc viêm mũi dị ứng có thể làm dịu cơn ngứa, cơn đau do dị ứng gây ra trong quãng thời gian ngắn, giúp đường thở thông thoáng.
  • Điều trị tại nhà: Tùy thuộc vào chất gây ra dị ứng, trường hợp dị ứng do thời tiết hoặc đến từ môi trường, bệnh nhân có thể sử dụng máy tạo ẩm cho không khí, hoặc bộ lọc để kiểm soát không khí trong nhà.
  • Tránh sử dụng máy tạo ẩm trong môi trường có nguy cơ nấm mốc.

Xem thêm: Triệu chứng viêm xoang là gì? 2 phương pháp điều trị triệt để

Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Để phòng ngừa, hay bảo vệ cơ thể khỏi nguyên nhân viêm mũi dị ứng, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Bổ sung vitamin, khoáng chất vào chế độ dinh dưỡng.
  • Tránh xa môi trường ô nhiễm, khói bụi.
  • Nếu sử dụng thuốc điều trị, cần tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ về thời gian và liều lượng.
  • Xông mũi trị viêm mũi dị ứng, rửa mũi & xịt mũi.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Tránh xa rượu bia, chất kích thích và khói thuốc lá.
  • Thường xuyên vệ sinh gối, mền, chăn, ga giường và đảm bảo quần áo mặc sạch sẽ.

Mong rằng thông qua bài viết này, bạn có thể tìm được nguyên nhân viêm mũi dị ứng và đưa ra những biện pháp điều trị hiệu quả, tránh tình trạng tái phát kéo dài gây ra viêm kết mạc, hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Hy vọng người bệnh có thể dựa theo cách phòng ngừa, điều trị bên trên và sớm khỏi bệnh.

Trong trường hợp bạn có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tại phòng khám Quang Hiền thông qua hotline hoặc địa chỉ được đặt phía bên dưới.