6 cách trị chảy nước mũi cho bé mà không cần đến phòng khám

Chảy nước mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Tuy triệu chứng không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không được xứ trí kịp thời có thể khiến bé khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng Quang Hiền tìm hiểu 6 cách trị chảy nước mũi cho bé, giúp ba mẹ yên tâm.

Bé bị chảy nước mũi đến từ nguyên nhân nào?Cách trị chảy nước mũi cho bé

Những nguyên nhân gây nên nghẹt mũi có thể đến từ các bệnh lý thông thường, hoặc do các tác nhân dị ứng. Để tìm ra ngọn ngành nguyên do bé bị chảy nước mũi, ba mẹ hãy theo dõi những tác nhân dưới đây:

  • Không khí khô, thiếu ẩm: Niêm mạc của bé tương đối mẫn cảm, vì thế nếu thiếu ẩm sẽ dẫn đến không khí khô, khiến khô chất tiết trong niêm mạc mũi của bé cũng khô đi. Khiến bé khụt khịt, sổ mũi.
  • Các chất gây dị ứng: Một số chất gây dị ứng trong môi trường sống có thể được nhắc đến như lông của vật nuôi, bụi vải, phấn hoa, khói bụi, đặc biệt là thuốc lá có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị kích ứng, gây ra chảy nước mũi, hắt hơi.
  • Cảm lạnh và cảm cúm: 2 loại bệnh mà trẻ thường gặp, do sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn. Trẻ có thể gặp những triệu chứng như, uể oải, sốt nhẹ, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi. 
  • Amidan hoặc VA sưng tấy: 2 bộ phận có nhiệm vụ quan trọng trong việc phát hiện các tác nhân lạ trong hệ hô hấp trên, từ đó sinh ra kháng thể để chống lại. Tuy nhiên, nếu amidan hoặc VA sưng, viêm nhiễm sẽ không thực hiện tốt chức năng và dẫn đến chảy nước mũi, có dịch nhầy, nghẹt mũi, khó thở.
  • Có dị vật bên trong mũi: Dị vật bên trong mũi cũng là một trong những nguyên do thường gặp, khiến bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, ngưng thở tạm thời. Đặc biệt, nếu không có biện pháp xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  • Lệch vách ngăn mũi: Do bẩm sinh hoặc do tác động từ bên ngoài, tai nạn nghề nghiệp mà có thể gây ra lệch vách ngăn mũi. Lệch một bên vách ngăn có thể khiến cho bên còn lại tắc nghẽn, khó thở vì một bên mũi phải đảm nhiệm chức năng thở cho cả 2.

Việc tìm hiểu nguyên nhân đóng phần rất quan trọng trong việc phòng tránh, và tìm cách trị chảy nước mũi cho bé. Ba mẹ nên lưu ý con em đang bị chảy nước mũi đến từ nguyên nhân nào, từ đó khắc phục và cải thiện nhé.

Xem thêm: 2 phương pháp sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh

6 cách trị chảy nước mũi cho bé

Hãy cùng phòng khám Quang Hiền điểm qua 6 cách trị chảy nước mũi cho bé:

1/ Nhỏ nước muối sinh lý

Cách trị chảy nước mũi cho bé
Cách trị chảy nước mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Đây cách trị chảy nước mũi cho bé đơn giản nhất nhưng rất hiệu quả được khuyến cáo bởi chuyên gia và được các bậc cha mẹ tin dùng. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là cách giúp chất nhầy bên trong mũi được làm loãng ra, từ đó có thể dễ dàng hút ra ngoài, giúp đường thở thông thoáng. Cách để nhỏ mũi như sau:

  • Chuẩn bị một chai nước muối sinh lý loại NaCl 0,9%, nên mua tại các cơ sở uy tín nhé.
  • Ngửa đầu bé ra phía sau
  • Lúc này hãy nhỏ 2-3 giọt nước muối vào trong 1 bên mũi
  • Tiếp tục với bên còn lại nhưng hãy vệ sinh trước khi đưa vào mũi bé.
  • Khi chất nhầy bên trong loãng đi, nếu bé đủ lớn hãy dạy bé hỉ mũi, nếu quá nhỏ thì cần dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy bên trong.

Tuy nhiên, không nên rửa quá 3 lần 1 ngày và nước muối phải đúng loại NaCl 0,9%. Ngoài ra, nếu dùng dụng cụ hút mũi hãy vệ sinh sạch sẽ mỗi khi hút. 

2/ Thay đổi tư thế ngủ

Cho trẻ nằm cao đầu, điều này sẽ giúp bé dễ thở hơn. Nước mũi lúc này có thể chảy ra ngoài và không bị chảy ngược vào bên trong, giảm đi tình trạng chảy nước mũi cho bé. Phụ huynh có thể:

  • Đặt một chiếc khăn, gối nhỏ dưới phần đầu vai để nâng đầu của bé nhẹ nhàng.
  • Không nên kê gối quá cao, điều này vô tình gây áp lực lên cổ và cột sống của bé.

3/ Sử dụng bóng hút mũi

Đây là dụng cụ y tế được áp dụng rộng rãi nhằm lấy dịch nhầy từ bên trong mũi của trẻ. Dụng cụ này rất thuận tiện cho việc hút chất nhầy ra khỏi mũi của bé, nhất là khi bé còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi. Cách dùng bóng hút mũi như sau:

  • Vệ sinh bóng hút mũi thật kỹ lưỡng
  • Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý loại NaCl 0,9% vào mỗi bên mũi.
  • Bóp nhẹ ống hút (trước khi đặt vào mũi của bé), để đẩy hết không khí ra ngoài.
  • Đưa đầu bóng vào trong mũi bé, không đưa quá sâu vì có thể làm tổn thương, chảy máu.
  • Thả lỏng quả bóng ra từ từ, và bóng sẽ tự động hút dịch nhầy ra ngoài
  • Làm sạch đầu hút, tiến hành lặp lại với mũi còn lại.

4/ Thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi (theo hướng dẫn bác sĩ)

Cách trị chảy nước mũi cho bé bằng thuốc rất hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi theo chỉ định của bác sĩ. Tuy thuốc có thể giảm đi triệu chứng, nhưng sẽ tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng, thời gian sử dụng và liều lượng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

  • Không nên dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid
  • Triệu chứng kéo dài thì cần được bác sĩ thăm khám để nhận hướng dẫn kịp thời.

5/ Xông hơi

Xông hơi là cách trị chảy nước mũi cho bé bằng cách tạo độ ẩm cho không khí, làm loãng dịch nhầy trong mũi bé hiệu quả. Bạn có thể xông hơi cùng các loại thảo mộc như gừng, cam thảo, lá trầu không, bạc hà, nghệ, cam, chanh, xả, vỏ bưởi,… Để thực hiện, phụ huynh làm như sau:

6/ Chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước

Nên cho bé uống đủ nước, và chế độ ăn uống lành mạnh, tránh những thực phẩm calo rỗng, thiếu hụt dưỡng chất khiến sức đề kháng của bé suy giảm. Phụ huynh nên cho bé ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C, súp hoặc cháo loãng, hay các loại thực phẩm giàu kẽm để tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, ba mẹ có thể cho trẻ dùng trà thảo mộc, trà gừng mật ong, chanh hoặc nghệ pha với mật ong. Các loại sữa chua hay thực phẩm giàu lợi khuẩn cũng là cách tốt để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, để bé nhanh chóng hết sổ mũi, nghẹt mũi, ba mẹ cần tránh các loại thực phẩm:

  • Thực phẩm đông lạnh như kem, đá, nước đá.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Đồ cay nóng.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh.
  • Nước có gas, có màu.

Khi nào nên dẫn bé đến khám bác sĩ?Cách trị chảy nước mũi cho bé

Đối với các em nhỏ, ba mẹ cần chú ý là bé chưa phát triển hoàn toàn hệ miễn dịch, nên rất thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp. Vì thế, ba mẹ theo dõi các triệu chứng cần đặc biệt lưu ý như:

  • Chảy nước mũi kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày, không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp trên.
  • Chất nhầy trong mũi có màu vàng (hoặc xanh) đục, kèm mùi hôi.
  • Sốt cao (trên 38 độ), uể oải, chán ăn, khó thở, thở khò khè hoặc bú kém.
  • Đau tai, kéo tai, quấy khóc nhiều do biến chứng viêm tai giữa.
  • Nôn nhiều, chán ăn, mất nước
  • Ngủ li bì, khó đánh thức, lừ đừ.
  • Phát ban.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất, để thăm khám và điều trị kịp thời nhé. Trên đây chỉ là 6 cách điều trị cơ bản, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà cách trị chảy nước mũi cho bé có thể khác nhau.

Xem thêm: Bị sổ mũi nghẹt mũi phải làm sao? 5 cách để xử trí

Lưu ý cần nắm khi trị chảy nước mũi cho bé

Để trị chảy nước mũi cho bé dứt điểm, và không gây tổn thương niêm mạc, phụ huynh nên lưu tâm:

  • Không nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé. Quan niệm sai lệch cho rằng tỏi có kháng khuẩn nên sẽ giúp bé đỡ nghẹt mũi, nhưng tỏi chứa nhiều axit và tính cay, điều này có thể khiến bỏng rát niêm mạc.
  • Không tự ý hút mũi cho bé: Tự ý hút mũi quá mạnh hoặc sai cách có thể khiến niêm mạc bị tổn thương.
  • Hạn chế rửa mũi nhiều lần trong ngày, vì điều này có thể khiến lớp nhầy bảo vệ mất đi, khiến niêm mạc khô, rát dễ kích ứng.
  • Không nên lạm dụng các thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid, kháng sinh. Nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.

Phòng ngừa triệu chứng chảy nước mũi cho béCách trị chảy nước mũi cho bé

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ba mẹ cần thực hiện các cách sau để phòng tránh nghẹt mũi, sổ mũi cho bé:

  • Giữ ấm cho bé vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là vùng cổ, tay và chân.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin C như cam, bưởi, kiwi và kẽm như thịt, cá, trứng, các loại hải sản để tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Trường hợp trẻ đang bú mẹ, thì mẹ bỉm cần hạn chế thức ăn chứa dầu mỡ hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Mẹ bỉm nên ăn rau xanh, trái cây, uống đủ nước, vận động nhẹ nhàng.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Ba mẹ nên hút bụi, vệ sinh nhà cửa, đồ dùng cá nhân thường xuyên.
  • Vệ sinh tai mũi họng cho bé định kỳ. Dùng khăn mấm, mềm để lâu sạch mũi, miệng cho bé.

Chảy nước mũi là vấn đề phổ biến. Ba mẹ cần lưu ý những điều trên và thực hiện những cách trị chảy nước mũi cho bé để trẻ hồi phục, có đường thở thông thoáng. 

Một số trường hợp triệu chứng kéo dài cần đến “ bàn tay của chuyên gia” để đảm bảo an toàn. Phòng khám Quang Hiền với bác sĩ có hơn 10 năm kinh nghiệm và là trưởng khoa tai mũi họng tại bệnh viện Hoàn Mỹ. Hãy để chúng tôi tìm ra giải pháp tối ưu, và bảo vệ cho bé một cách toàn diện. Phụ huynh có thể liên hệ với bác sĩ thông qua hotline hoặc địa chỉ bên dưới nếu cần thăm khám trực tiếp.