Đau họng 1 bên phải hoặc trái gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Không những thế, triệu chứng này còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, người bị đau họng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng đang mắc phải để có thể thăm, khám và nhận chỉ định kịp thời từ phía chuyên gia. Bài viết này sẽ chia sẻ cách phòng ngừa, nguyên nhân và cách chẩn đoán đau họng 1 bên phải/trái dành cho bạn.
Triệu chứng đau họng 1 bên phải
Đau họng 1 bên là tình trạng mà bệnh nhân đau, rát cổ họng kèm theo cảm giác ngứa, hoặc đau khi nuốt, nói chuyện. Cơn đau chỉ kéo dài tại một bên, nguyên nhân xuất phát từ niêm mạc họng hoặc các bộ phận lân cận bị tổn thương, viêm, nhiễm.
Các triệu chứng thường gặp
Tùy vào nguyên nhân gây ra mà triệu chứng sẽ khác nhau, tuy nhiên các dấu hiệu thường gặp bao gồm:
- Họng đau, sưng, rát tại 1 bên cổ họng.
- Có cảm giác vướng, hoặc đau khi nuốt.
- Chán ăn, sốt cao.
- Ho khan, đôi khi ho có đờm.
- Chảy nước mũi trong, nghẹt mũi hoặc có lẫn máu trong nước bọt.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn:
- Đau lan ra tai hoặc hàm.
- Khàn giọng kéo dài, có thể mất tiếng.
- Hạch bạch huyết ở cổ bị sưng.
- Xuất hiện khối mủ, khối u trong cổ họng.
Xem thêm: 8 cách điều trị viêm họng (dùng thuốc và không dùng thuốc)
Những triệu chứng trên gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh hoạt và công việc hàng ngày. Để có thể tìm ra phương pháp điều trị, bạn cần nhận dạng được nguyên do gây nên.
Nguyên nhân dẫn đến đau họng 1 bên
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau họng 1 bên phải, hoặc trái, trong đó có thể kể đến như:
1/ Chảy dịch mũi sau
Chảy dịch mũi sau là tình trạng chất nhầy trong mũi tích tụ lại ở phía sau cổ họng, gây ra triệu chứng đau họng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp một số dấu hiệu khác như sưng amidan, ngứa ngáy ở vùng họng, khàn giọng, hơi thở có mùi hôi, ho, buồn nôn. Tình trạng này còn có thể dẫn đến viêm, nhiễm trùng tai.
2/ Viêm amidan
Chức năng của viêm amidan như một lớp bảo vệ, ngăn ngừa sự tấn công của virus, vi khuẩn, khi hệ thống này quá tải thì sẽ gây ra tình trạng viêm, nhiễm amidan. Đôi khi amidan bị viêm, sưng một bên nên dẫn đến tình trạng đau họng 1 bên phải, hoặc bên trái. Một số dấu hiệu điển hình của viêm amidan như:
- Sốt cao.
- Nghẹt và sổ mũi.
- Amidan bị sưng, và ứ đọng mủ.
- Khó nuốt thức ăn hay nước bọt.
- Có thể đau họng 1 bên phải/trái hoặc đau cả vùng họng.
3/ Áp xe quanh amidan
Áp xe quanh amidan là tình trạng nhiễm trùng và tạo thành khối mủ đằng sau amidan. Đây là biến chứng của viêm amidan do tác nhân chính là vi khuẩn, một số triệu chứng đặc trưng của áp xe quanh amidan:
- Sốt cao trên 39 độ, uể oải, chán ăn
- Đau nhức một bên họng
- Khó nuốt, vướng víu khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
Bệnh nhân bị áp xe quanh amidan cần được thăm, khám và điều trị kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
4/ Loét miệng
Các vết loét đến từ các bệnh lý tay chân miệng có thể được phát hiện ở thành họng hoặc một bên họng, gây nên tình trạng đau, rát. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 6 tuổi nhưng người trưởng thành cũng có thể mắc phải.
5/ Sưng hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết bị sưng cũng là nguyên do khiến cổ họng bị đau một bên. Lý do dẫn đến sưng hạch bạch huyết bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến như: viêm amidan, cảm lạnh, nhiễm trùng tai, hoặc họng, ung thư hạch, ung thư vòm họng,… Tùy vào tình trạng sức khỏe tổng quát, hay triệu chứng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị khác nhau.
6/ Đau dây thần kinh họng – hầu
Đây là một triệu chứng xuất hiện đột ngột, hiếm gặp. Bệnh nhân mắc tình trạng này có thể cảm thấy cơn đau dữ dội quanh ống tai, vị trí amidan, hàm, hoặc một nửa mặt. Dấu hiệu điển hình nhất là nuốt cảm thấy đau, có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Đau dây thần kinh hầu – họng thường xuất hiện ở phía sau cổ họng hoặc lưỡi.
7/ Trào ngược dạ dày
Tình trạng acid trong dạ dày bị đẩy lên và đi ngược vào dạ dày thực quản và lên cổ họng, hô hấp trên. Bệnh nhân sẽ thấy triệu chứng này rõ rệt và nhiều khó chịu hơn khi nằm. Vì thế mà những ai thường xuyên bị trào ngược sẽ có xu hướng nằm nghiêng một bên, dẫn đến acid trào ngược ảnh hưởng đến một bên cổ họng.
Từ đó, gây ra triệu chứng đau họng 1 bên phải, hoặc trái. Trào ngược dạ dày là một tình trạng phổ biến, nguyên nhân gây ra đến từ thức ăn cay, nóng, rượu bia, hay thuốc lá,…
Biến chứng của đau họng một bên là gì?
Khi vừa phát hiện, người bệnh chỉ có cảm giác khó nuốt, đau nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, và có thể khàn tiếng hoặc thậm chí mất tiếng. Đối với những trường hợp đặc biệt, đau họng 1 bên phải/trái, không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm hoặc áp xe amidan, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng toàn thân hoặc suy hô hấp.
Chẩn đoán đau họng một bên phải bằng cách nào?
Tùy vào tình trạng, thời gian ủ bệnh hay các triệu chứng đi cùng mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định, yêu cầu thực hiện một số thủ thuật chẩn đoán, cụ thể:
- Nội soi tai mũi họng: Phát hiện các bất thường và quan sát những vị trí bị thương tổn như niêm mạc mũi, thanh quản, amidan.
- Xét nghiệm máu: Dùng để phân loại nguyên nhân gây bệnh đến từ vi khuẩn hay virus.
- Xét nghiệm dịch hầu họng: Chẩn đoán nguyên do gây ra đau họng 1 bên trái/phải.
- Nội soi dạ dày: Được yêu cầu nếu bệnh nhân có tình trạng trào ngược, hay các khối ung thư dạ dày.
- Siêu âm vùng cổ: Dùng để quan sát các khối u vùng cổ nếu bác sĩ phát hiện bất thường của các triệu chứng.
Thuyên giảm cơn đau họng 1 bên hiệu quả (nên thử)
Một vài cách sẽ giúp bạn thuyên giảm cơn đau họng tại nhà:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm dịu cơn đau, giảm viêm và sát khuẩn vùng họng.
- Giữ ấm cổ họng bằng khăn, hạn chế nước lạnh, đặc biệt là khi chuyển mùa.
- Xông mũi bằng nước ấm: Giúp đường thở thông thoáng, giảm kích ứng. Ngoài ra có thể kết hợp cùng một số loại thảo mộc như gừng, nghệ, hoặc lá trầu không, có chức năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Uống đủ nước sẽ giúp hệ miễn dịch và đề kháng khỏe mạnh.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Đau họng một bên là một triệu chứng phổ biến, tuy nhiên một vài trường hợp có thể là dấu hiệu của một biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu gặp phải những triệu chứng trở nặng, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay, cụ thể là:
- Triệu chứng đau họng kéo dài hơn 1 tuần mà không thuyên giảm
- Sốt cao (trên 38,5 độ C), không giảm dù đã dùng thuốc điều trị.
- Xuất hiện khối u, hạch bất thường ở vùng cổ.
- Khàn giọng, mất tiếng
- Khó nuốt nghiêm trọng, khó thở.
Xem thêm: Dấu hiệu ung thư vòm mũi và 7 phương pháp chẩn đoán
Phòng ngừa đau họng 1 bên phải
- Rửa tay thường xuyên cùng xà phòng và nước sạch trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng 2 ngày 1 lần và dùng nước muối súc miệng.
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.
- Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại hoặc khói bụi, khói thuốc lá.
- Hạn chế rượu bia, nước có gas, có màu, chất kích thích và tránh xa thuốc lá.
- Tránh ăn thực phẩm cay, nóng, chua.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước (nước lọc, không đá)
- Vận động thể chất thường xuyên, điều độ.
- Ngủ đủ giấc cũng giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Vệ sinh phòng ốc, cá nhân sạch sẽ, thường xuyên.
Đau họng 1 bên phải/trái có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm các bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, rất dễ để dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Việc thăm khám và lắng nghe cơ thể là yếu tố chủ chốt để bảo vệ và cải thiện sức khỏe của cổ họng.
Trường hợp những ai đang mắc các triệu chứng kể trên, nhưng đã nhiều ngày không thuyên giảm. Bạn cần đến gặp chuyên gia tai mũi họng để nhận tư vấn, hướng dẫn. Phòng khám Quang Hiền tự hào là một địa chỉ tai mũi họng uy tín và chuyên nghiệp, được dẫn dắt bởi trưởng khoa tai mũi họng của bệnh viện Hoàn Mỹ.
Hãy để phòng khám Quang Hiền đồng hành cùng bạn trên chặng đường nâng cao sức khỏe nhé!
PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com