Chỉ cần một phút lơ đễnh khi ăn uống, chiếc xương cá nhỏ bé có thể biến thành “kẻ thù” đáng sợ khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Theo thống kê cho thấy có hơn 80% người Việt từng trải qua cảm giác hóc xương cá ít nhất một lần trong đời. Hóc xương cá không phải là tình trạng gì quá nguy hiểm tuy nhiên một khi đã bị mắc xương cá cần phải được chữa trị đúng cách. Sau đây là một số cách chữa hóc xương cá an toàn tại nhà mà bạn có thể tham khảo.
Hóc xương cá – Nguy hiểm tiềm ẩn khó lường
Bị hóc xương cá là trường hợp phổ biến, thường không gây ra hậu quả gì quá nghiêm trọng tuy nhiên khi xương cá bị mắc lại ở một nơi nào đó trong cổ họng có thể gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu. Một số trường hợp bị nặng có thể gây ra:
- Tình trạng trầy xước phần niêm mạc họng
- Thủng mạch máu nếu vướng phải loại xương lớn
- Xảy ra tình trạng áp xe thành họng.

>> Xem thêm: Viêm họng hạt: Phương pháp điều trị hiệu quả và phòng ngừa tái phát từ chuyên gia tai mũi họng
Người bị hóc xương cá thường có các biểu hiện nổi bật như:
- Có cảm giác bị châm chích, vướng víu, đau nhói ở phần cổ họng
- Xuất hiện tình trạng ho nhiều, khó nuốt hoặc cảm thấy đau khi nuốt
- Khạc nhổ có thể có tình trạng máu chảy ra
3 cách chữa hóc xương cá tại nhà được bác sĩ khuyến cáo
Nếu không may bị mắc phải xương cá, bạn không nên quá lo lắng bởi bạn hoàn toàn có thể chủ động xử lý nó ngay tại nhà. Dưới đây là 3 cách chữa hóc xương cá tại nhà đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
1. Dùng nước ấm – Phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ
Một trong những cách chữa hóc xương cá ở cổ họng đơn giản và hiệu quả nhất đó chính là uống nước. Uống từng ngụm nước ấm vừa phải sẽ giúp làm trơn lớp niêm mạc họng, tạo điều kiện để xương cá trôi xuống tự nhiên qua hệ thống tiêu hóa.

2. Sử dụng baking Soda – “trợ thủ” giảm co thắt cơ họng
Một cách khác có thể giúp bạn xử lý tình trạng hóc xương cá nhanh chóng đó chính là sử dụng baking soda. Baking Soda là một loại bột có tính kiềm nhẹ, có khả năng làm giảm sự co thắt của cơ họng cũng như hạn chế cảm giác đau rát khi xương cá bị mắc vào họng.
Cách sử dụng baking soda trong hóc xương cá:
- Trộn 1 -2 muỗng cà phê baking soda vào 1 ly khoảng 200ml nước ấm và uống từ từ
- Khi tiếp xúc với nước, baking soda sẽ tạo ra khí CO2 làm trơn xương cá hơn, giúp chúng lướt qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng.

3. Dùng dầu oliu trong trường hợp khẩn cấp
Dùng dầu oliu cũng là cách chữa hóc xương cá tại nhà cực dễ, độ an toàn cao. Khi bị hóc xương cá, dầu oliu sẽ đóng vai trò như 1 chất bôi trơn tự nhiên, nó sẽ bao phủ và bôi trơn phần niêm mạc cổ họng cũng như phần xương cá bị vướng giúp xương cá dễ dàng thoát ra hơn. Khi bị hóc xương cá, bạn có thể thử nuốt 1 hoặc 2 thìa canh dầu oliu, sau một lúc bạn sẽ cảm thấy cảm giác vướng víu ở cổ họng không còn nữa bởi xương cá đã theo dầu oliu trôi xuống dạ dày.

3 cách chữa hóc xương cá dân gian nguy hiểm cần tránh tuyệt đối
Theo nghiên cứu từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), có đến 67% ca biến chứng do hóc xương cá xuất phát từ việc xử lý sai cách tại nhà. Những mẹo truyền miệng tưởng là “cứu nguy” này lại có thể đẩy bạn vào tình huống nguy hiểm hơn. Dưới đây là 3 cách chữa hóc xương cá dân gian phổ biến nhưng rất nguy hiểm mà người dân cần tuyệt đối tránh:
– Nuốt cơm/cơm nắm: Nhiều người cho rằng việc nuốt 1 miếng cơm lớn sẽ giúp đẩy xương cá trôi xuống, tuy nhiên, điều này có thể khiến mảng xương bị đẩy sâu hơn vào niêm mạc họng hoặc thực quản, gây chảy máu, tổn thương và có thể khiến việc lấy xương ra trở nên khó khăn hơn.
– Móc họng tùy tiện: Việc bạn dùng tay, đũa hoặc các vật nhọn để tự móc xương cá có thể gây xước niêm mạc diện rộng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, đau rát, thậm chí nhiễm trùng nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, việc móc họng còn khiến xương găm chặt hơn vào vị trí nguy hiểm.
– Uống giấm đặc: Một số người tin rằng, giấm có thể làm mềm xương và chữa hóc xương cá hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, giấm không có khả năng hòa tan xương cá trong thời gian ngắn mà ngược lại, việc sử dụng giấm đặc với số lượng lớn có thể gây ra tình trạng bỏng niêm mạc vùng họng.
Trường hợp nào cần đến gặp bác sĩ?
Các cách chữa hóc xương cá tại nhà được chia sẻ ở phần trên hoàn toàn là kinh nghiệm dân gian được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác, nó chỉ có hiệu quả với trường hợp nuốt phải xương cá nhỏ và mới vừa bị hóc.
Trường hợp nếu bạn đã thực hiện các cách chữa hóc xương cá tại nhà như chia sẻ ở trên một lần mà không hiệu quả thì không nên cố tiếp tục thực hiện thêm các lần khác vì rất dễ khiến cho niêm mạc vùng họng bị tổn thương, đặc biệt, nếu hóc phải xương cá to sẽ vô cùng nguy hiểm. Với các trường hợp này, bạn phải đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và xử lý xương cá một cách an toàn nhất.

>> Xem thêm: Khám tai mũi họng định kỳ: Lợi ích, quy trình và những điều cần lưu ý
Ngoài ra, bạn cũng nên đến khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây:
– Đã dùng các cách chữa hóc xương cá nhưng không có tác dụng
– Khó thở, thở rít sau khi bị hóc xương cá
– Cơn đau sau hóc xương ngày càng nhiều và mạnh, bị dai dẳng, không biến mất sau vài ngày
– Ngực sưng, đau ngực, sưng nề, bầm tím ở vùng cổ, họng
– Khó khăn khi ăn và uống trong nhiều ngày
– Mẩu xương cá bị mắc là mẫu xương to, nằm sâu bên trong thực quản
Tại phòng khám Quang Hiền – Phòng khám tai mũi họng số 1 Đà Nẵng, với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang với hơn 12 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý tai mũi họng cùng thiết bị nội soi tiên tiến là địa chỉ uy tín xử lý triệt để các trường hợp hóc xương cá từ đơn giản đến phức tạp chỉ trong 15 phút, đảm bảo an toàn và không để lại tổn thương cho người bệnh.
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi mắc xương cá
1. Có nên dùng thuốc giảm đau khi bị hóc xương?
Khi bị hóc xương cá bạn hoàn toàn có thể thử các mẹo dân gian đã nêu trên tuy nhiên tuyệt đối không nên sử dụng thuốc giảm đau một cách bừa bãi. Việc tự ý dùng thuốc có thể khiến các triệu chứng quan trọng như tình trạng đau nhói, chảy máu, sưng viêm,…. biểu hiện không rõ, khiến bác sĩ khó khăn hơn trong việc xác định vị trí và mức độ thương tổn của vùng niêm mạc. Thay vì tự ý dùng thuốc, bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám tai mũi họng để được kiểm tra và xử lý đúng cách nhất.
2. Trẻ 3 tuổi bị hóc xương có áp dụng cách người lớn?
Khác với người lớn, vùng niêm mạc họng của trẻ con ở thời điểm này thường rất mỏng, dễ bị tổn thương hơn so với người lớn. Vì vậy việc áp dụng một số mẹo dân gian như nuốt cơm hay móc họng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Đối với trẻ 3 tuổi, trong trường hợp hóc xương nhẹ có thể sử dụng một lượng nhỏ dầu oliu để làm dịu. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, phòng khám tai mũi họng càng sớm càng tốt để được xử lý an toàn nhất.

>> Xem thêm: Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian an toàn, hiệu quả
3. Vì sao vẫn cảm thấy vướng sau khi xương đã trôi?
Dù xương cá đã trôi nhưng một số trường hợp bạn vẫn cảm thấy khó chịu, vướng víu trong khu vực cổ họng có thể là do vùng niêm mạc họng bị trầy xước hoặc phù nề nhẹ trong quá trình xương mắc vào. Tình trạng này thường không nguy hiểm và sẽ giảm dần trong vòng 48h. Trong thời gian đó, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý, hạn chế nói lớn, ăn đồ cứng hoặc các đồ cay nóng. Nếu sau 48h, tình trạng khó chịu, vướng víu vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tăng lên thì bạn cần tái khám ngay để loại trừ trường hợp xuất hiện biến chứng.
Trên đây là một số cách chữa hóc xương cá tại nhà đơn giản mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, không phải mẹo dân gian nào cũng nên áp dụng vì vậy bạn nên tham khảo kỹ lưỡng trước khi thực hiện nhé. Nếu cẩn trọng hơn, bạn có thể thăm khám và xử lý tình trạng hóc xương cá tại các cơ sở y tế, phòng khám tai mũi họng để tránh các biến chứng và xử lý an toàn nhất.